Hãy tiếp sức bảo vệ rừng Tây Nguyên khỏi bị tàn phá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Rừng Tây Nguyên - Đắk Nông, Đắk Lắk - bị tàn phá, đất rừng bị lấn chiếm từng ngày. Nguyên nhân của thực trạng này là lực lượng bảo vệ rừng không đủ sức để hoàn thành nhiệm vụ.
Rừng Tây Nguyên bị
Rừng Tây Nguyên bị "xẻ thịt" từng ngày. Ảnh: Phan Tuấn
Chọn lựa cái nghề giữ rừng không dễ, ở lại được với rừng, giữ được cái nghề càng khó khăn hơn. Chỉ với người làm công tác bảo vệ rừng mới hiểu được điều này.
Đa số cán bộ kiểm lâm, nhân viên bảo vệ rừng sống xa nhà, ngày đêm lặn lội trong rừng.  Công việc như vậy nên họ không có điều kiện gần gũi với vợ con, dẫn đến những mất mát, đổ vỡ.
Thu nhập của người lao động bảo vệ rừng quá thấp. Mức lương cố định, hợp đồng bảo vệ rừng chuyên trách có bằng đại học khoảng 4,6 triệu đồng/tháng; cao đẳng, trung cấp khoảng 4,2 triệu đồng/tháng; lao động phổ thông khoảng 3,9 triệu đồng/tháng. Ngoài lương, mỗi người còn được hỗ trợ 500.000 đồng/tháng tiền xăng xe để đi tuần tra rừng.
Với mức lương "ăn cám, giữ vàng", những người lao động giữ rừng đối diện với quá nhiều nguy hiểm. Nhiều người bị lâm tặc tấn công, hành hung, nhắn tin khủng bố, đe dọa. Lâm tặc liều mạng, coi thường pháp luật, cho nên cái mạng của người giữ rừng mong manh lắm.
Cái mạng mong manh không chỉ vì lưỡi dao hay mã tấu của lâm tặc, mà còn vì rừng thiêng nước độc, lũ quét, sạt lở đất.
Mong manh hơn nữa là lằn ranh "thiện, ác". Sự cám dỗ của vật chất sẽ biến cán bộ giữ rừng thành tay chân của lâm tặc. Để mất rừng cũng có nguy cơ tù tội, "nối giáo cho lâm tặc" cũng khó thoát cửa tù.
Lực lượng mỏng, trang bị chống lâm tặc cũng "mỏng", nên rừng bị tàn phá từng ngày. Kiểm lâm chịu nhiều tai tiếng.
Người có trách nhiệm không an lòng khi rừng bị tàn phá, người có lòng tự trọng không để xã hội xem mình như "lâm tặc", nên họ nộp đơn xin nghỉ việc. Nói họ "đầu hàng" cũng đúng, nhưng nói họ không được đối xử công bằng nên nghỉ việc cũng chẳng sai.
Từ năm 2016 đến nay, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông đã giải quyết đơn xin nghỉ việc, chuyển công tác cho 48 người. Không chỉ lực lượng kiểm lâm, 2 Công ty Lâm nghiệp Quảng Sơn và Đức Hòa, 3 năm qua đã có đến 37 lượt nhân viên bảo vệ rừng xin nghỉ việc.
Cũng từ năm 2016 đến nay, Đắk Lắk có 4 công chức kiểm lâm xin nghỉ việc, 7 công chức chuyển công tác, 43 công chức xin nghỉ hưu trước tuổi và 3 công chức xin từ chức, xuống chức.
Cán bộ, công chức kiểm lâm cho đến người lao động giữ rừng "đầu hàng" có phải do họ hèn yếu không, hay do thiếu chế độ đãi ngộ và điều kiện công tác an toàn.
Đi làm thì phải có thu nhập đủ sống, bảo vệ rừng thì họ phải được bảo vệ. Thiếu hai điều kiện căn bản đó, sẽ không giữ chân được người giữ rừng.
Rừng bị tàn phá hằng ngày, nếu không có chính sách phù hợp để chăm lo và bảo vệ lực lượng giữ rừng phù hợp thì sẽ đến lúc không còn rừng để giữ.
LÊ THANH PHONG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.