Hát bội miền Trung

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Người dân xứ Quảng quê tôi, từ già đến trẻ ai cũng thích xem hát bội, nhất là mỗi độ tết đến xuân về...

Làng Đức Giáo (nay thuộc xã Quế Châu, huyện Quế Sơn, Quảng Nam) từ lâu được xem là 'cái nôi' của hát bội xứ 'ngũ phụng tề phi'.
Làng Đức Giáo (nay thuộc xã Quế Châu, huyện Quế Sơn, Quảng Nam) từ lâu được xem là 'cái nôi' của hát bội xứ 'ngũ phụng tề phi'.

Cái hấp dẫn của hát bội chính là những tuồng tích thấm đẫm đạo lý làm người mà những con người dân quê môc mạc muốn hướng đến và cũng là những cung cách ứng xử rất đời thường đối với người thân trong gia đình, họ tộc cũng như láng giềng và xã hội.

Hát bội có nguồn gốc từ Bình Định rồi lan tỏa ra Quảng Ngãi, Quảng Nam. Khi ra đến Quảng Nam, hát bội được người dân Quảng Nam đón nhận một cách nồng nhiệt và cùng với hát bài chòi, hai bộ môn nghệ thuật này là không thể thiếu được, là món ăn tinh thần của người dân quê tôi khi tết đến xuân về.

Hát bội là bộ môn nghệ thuật mà diễn viên trang điểm rất cầu kỳ, qua trang điểm người ta có thể nhận ra ai là trung thần, ai là nịnh thần có kèm theo điệu bộ mà người lớn lẫn trẻ con quê tôi ai cũng thích.

Biết người dân quê tôi ghiền hát bội nhưng vì bận việc ruộng nương nên ít có thời gian để xem, nên cứ sau tết vài ngày, thường có đám gánh hát bội về miền quê biểu diễn. Những gánh hát bội ấy thường đi bằng ghe bầu, có khi bằng xe riêng của đoàn mình. Những ngày đoàn tuồng về làm cho những ngày tết quê tôi sống động hẳn lên. Những ngày này lũ trẻ chúng tôi rất vui mừng và thích thú. Không như ở thành phố bây giờ, người ta dùng xe ô tô có loa phóng thanh chạy quanh các phố chính thông báo và phát tờ rơi. Còn ở quê, quảng cáo cho đêm hát bội ngày ấy, người ta dùng xe đạp chạy quanh các đường làng mang theo chiếc trống nhỏ bịt bằng da trâu giục trống từng hồi cùng với chiếc loa thiếc rao lên. Lũ trẻ chúng tôi, kéo nhau hàng đoàn chạy theo reo hò ầm ĩ. Sân khấu dành cho đêm hát bội là khu vực đất rộng của làng. Những vở hát bội ngày ấy là những tuồng tích ngày xưa như: Phạm Công Cúc Hoa, Lâm Sanh Xuân Nương, Thoại Khanh Châu Tuấn… Những vở tuồng ấy đã từng lấy đi biết bao nhiêu nước mắt thương cảm của những người bà, người mẹ và cả những cô thôn nữ quê tôi.

Vào những đêm có hát bội, người ta thường ăn cơm sớm. Các cụ bà thi chuẩn bị một túi trầu cau cùng với cái quạt mo, người lớn thì dắt theo con ra sân làng để xem hát. Trời vừa sẫm tối, tiếng trống của gánh hát giục liên hồi làm cho chúng tôi nôn nao khó tả. Lũ trẻ chúng tôi và vội vài chén cơm rạo rực ngồi trước hiên nhà chờ người lớn dẫn đi xem. Hối ấy đâu có tiền nhiều, cha mẹ dẫn đi xem một vài đêm đầu, những đêm sau vì thèm xem nên chúng tôi rủ nhau “coi cọp”. Cái cảnh “coi cọp” gian nan đáo để. Muốn được coi, chúng tôi bàn nhau nghiên cứu hàng rào của sân khấu, và sau đó tìm cơ hội lẻn vào núp dưới gầm sân khấu trước giờ biểu diễn, mặc cho kiến cắn, muỗi đốt… Khi buổi hát mở đầu được một lúc chúng tôi mới chui ra ngồi bệt xuống đất mà xem. Có nhiều lần bị người trong đoàn hát bắt được chúng tôi bị véo tai, đá đít nhưng vì quá ghiền xem hát chúng tôi vẫn cứ liều mình “coi cọp”.

Không chỉ xem hát, chúng tôi còn bắt chước họ sang bên chợ, đến hàng may, nhặt những mảnh vải màu đủ kiểu về cột quanh trán, thắt ngang lưng, cột vào các thanh kiếm gỗ tự chế ra ruộng múa may hát theo câu đực câu cái của các đào kép và cùng vỗ tay thích chí. Những cú bay trên sân khấu ngoạn mục của các đào kép cũng được chúng tôi học tập bằng cách lấy dây dừa cột ngang lưng những đứa nhỏ và vắt qua nhánh cây thù đâu (sầu đông) còn những đứa lớn thì kéo lên, đứa nhỏ đu đưa lộn đầu xuống đất rồi cười vang khắp xóm. Cái vết thẹo ở cằm theo tôi đến tận bây giờ là cú bay chổng ngược của tôi dưới nền đất của một màn đấu kiếm trên không chẳng may dây bị đứt.

Theo thời gian, nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của lớp người sau đã khác xưa, những đoàn tuồng ngày càng thưa thớt, nói một cách triết lý thì hát bội ngày nay đã mất dần vai trò lịch sử trong nhu cầu nghệ thuật nước nhà. Tuy nhiên, ngày nay, nhớ về mảnh đất Quảng Nam, những người con xa xứ quê tôi có nhiều cái để nhớ, nhưng tôi chắc rằng những con người sinh ra cùng thời như tôi trên đồng đất quê nhà ắt hẳn vẫn còn lưu lại trong ký ức của mình về những đêm hát bội ngày tết cùng những tiếng trống chầu giục giã đến nao lòng khi mỗi độ xuân về.

Theo NGUYỄN VĂN HỌC (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

(GLO)- Chuyện về các Pơtao Apui (Vua Lửa) sở hữu gươm thần có quyền năng hô mưa gọi gió không chỉ là huyền thoại mà gắn với dòng chảy văn hóa, lịch sử của người Jrai ở thung lũng Ayun Hạ (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) suốt nhiều thế kỷ qua.

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

(GLO)- Không chế độ phụ cấp, bổng lộc nhưng nhiều năm qua, các cụ từ, bà vãi trong đội hậu cần, ban nghi lễ tại các đình, miếu trên địa bàn thị xã An Khê vẫn thầm lặng, miệt mài với công việc. Sự tự nguyện ấy xuất phát từ tâm huyết dành cho văn hóa, di sản của cha ông.

Tùy theo điều kiện của từng gia đình để chuẩn bị quy mô lễ cúng lớn hay nhỏ

Gia Lai: Độc đáo lễ thổi tai của người Jrai

(GLO)- Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui huyện Phú Thiện năm 2025, sáng 27-3, tại xã Ia Yeng đã diễn ra lễ thổi tai của người Jrai. Nghi lễ được tái hiện rõ nét giúp du khách hiểu được ý nghĩa văn hóa tâm linh trong đời sống của người Jrai nơi đây.

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

(GLO)- Trên đời có thực sự tồn tại những con người có quyền năng hô mưa gọi gió? Chính hiện thực và truyền thuyết hư ảo đan cài vào nhau khiến lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui ở thung lũng Ayun Hạ trở thành một hiện tượng đặc biệt, hấp dẫn bởi sự linh thiêng, huyền bí.

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

(GLO)- Đền thờ Hai Bà Trưng là di tích quốc gia đặc biệt, tọa lạc tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội. Đây cũng là quê hương của Hai Bà Trưng-những nữ tướng anh hùng đã nổi dậy chống quân xâm lược nhà Hán.

Lễ Tế Xuân tại đình làng An Mỹ

Lễ Tế Xuân tại đình làng An Mỹ

(GLO)- Ngày 9-3, tại đình làng An Mỹ (thôn 2, xã An Phú, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) diễn ra lễ cúng đình với các nghi thức long trọng tưởng nhớ công ơn của các vị tiền hiền có công khai hoang mở đất, lập làng và cầu quốc thái dân an.