Hào khí dân tộc 70 năm trước nhịp bước cùng mùa xuân đổi mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tựa lưng vào quá khứ, nhìn xa và cao về phía trước thấy hào khí dân tộc 70 năm trước cùng nhịp bước, nâng bước đất nước ta xuân nay, nhiều xuân sau.
 

Sau 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng (ảnh: KT)
Sau 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng (ảnh: KT)


Đất nước ta vừa long trọng kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946 - 19/12/2016). Nhiều sự kiện, nhân vật, bài học quý giá về thời khắc lịch sử ấy được ôn lại, ngợi ca, gìn giữ, phát huy. Thật diệu kỳ và cũng không dễ lý giải, tại sao một dân tộc vừa “rũ bùn đứng dậy”, chưa kịp “sáng lòa” đã phải đương đầu, phải dồn sức, đồng lòng, cắn răng đẩy lùi “giặc đói”, “giặc dốt” và kiên cường, bất khuất chống lũ giặc ngoại xâm.

Nghe theo Hiệu lệnh chiến đấu và Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh phát trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam đêm 19 và rạng sáng 20/12/1946, Thủ đô Hà Nội biến thành chiến địa thần thánh. Cả nước biến thành trận địa thần thánh.

Lúc đó, nguồn lực vật chất, tài chính của đất nước, nếu chỉ làm phép thống kê đơn thuần, chưa đầy 2 triệu đồng tiền Đông Dương rách nát mà chế độ cũ để lại. Hơn 2 triệu người dân chết đói. Lũ lụt kinh hoàng. Kinh tế kiệt quệ. Vũ khí của Quân đội non trẻ của ta rất thiếu thốn, phần lớn là thô sơ, hiện đại hơn một chút, như bom ba càng, để tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép của địch, mỗi lần xung phong, ít nhất có một vài chiến sỹ cảm tử hóa mình trong khói lửa, trong nước mắt nức nở của đồng đội và người thân. Dân đói, bộ đội, cán bộ đói, thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu trang bị, đến Chủ tịch nước mỗi ngày cũng nhịn một bữa ăn, san sẻ chút gạo quý báu, hiếm hoi cho kháng chiến.

Để giải quyết những khó khăn, thử thách to lớn, nặng nề đó, 2 ngày sau khi đọc Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời quyết định gây dựng Quỹ Độc lập và tổ chức Tuần lễ Vàng. Trong một thời gian ngắn, cả nước quyên góp được trên 20 triệu đồng Đông Dương và  370 kg vàng, bằng số thuế thu được trong cả một năm dưới chế độ cũ.

Trên quan điểm “lấy dân làm gốc”, Chính phủ bắt tay cải cách chính sách thuế khóa, bãi bỏ thuế thân; in và phát hành tờ bạc Việt Nam Độc lập mà người dân gọi với cái tên thân thiết “giấy bạc Cụ Hồ”; tiến hành khoản thu đặc biệt “Đảm phụ quốc phòng” với lời nhắc nhở: “Trong khi các chiến sỹ ngoài mặt trận mang xương máu ra bảo vệ Tổ quốc thì quốc dân đồng bào ở địa phương được yên ổn làm ăn, phải có nghĩa vụ đóng góp cho sự nghiệp chung”.

Chỉ riêng ở Bắc bộ và Trung bộ, đã có trên 8 triệu người tham gia đóng góp và đã góp được trên 40 triệu đồng Đông Dương. Chính phủ cho phát hành công trái, triệt để tiết kiệm, giảm nhẹ biên chế, hợp lý hóa tiền lương… Rất nhiều công việc hợp lòng dân, dân tộc và khoa học, kiên định và nhân văn đã được thực hiện có kết quả. Giặc đói, giặc dốt bị đẩy lùi, giặc ngoại xâm, từ thế mạnh, thế chủ động, đã bị quân và dân ta trong đánh ngoài vây, trong và ngoài cùng đánh, “trường kỳ kháng chiến”, “toàn dân toàn diện”, “tự lực cánh sinh”… đã đưa chúng vào thế bị động, bị bao vây, bị sa lầy và thất bại từng bước, để ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng của Quân đội ta, Nhân dân ta kiêu hãnh tung bay trên nóc hầm của tướng Christian de Castries ở Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Lá cờ hòa bình, nhân nghĩa và kiêu hãnh ấy còn phải băng mình trong máu lửa, gian khổ, hy sinh của 21 năm trường chống xâm lược Mỹ, ở cả miền Nam và miền Bắc, để ngày 30/4/1975, tung sắc đỏ vàng trong nước mắt, nụ cười quân và dân cả nước. Lá cờ ấy cùng cờ Đảng, cùng toàn quân, toàn dân nhuốm sắc đỏ biên cương Tổ quốc phía Tây Nam, phía Bắc, Hoàng Sa, Trường Sa; giương cao, mở lối, nâng bước công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế.

Trước thời khắc giã từ năm 2016, năm Bính Thân, đón năm mới 2017 và Tết Đinh Dậu, lại nhớ thêm một kỷ niệm đẹp, thân thiết, thiêng liêng những ngày đầu toàn quốc kháng chiến tròn 70 năm trước. Đó là Tết Đinh Hợi 1947, Tết kháng chiến, Tết của khói bánh chưng quyện cùng khói súng.

Đêm 30 Giao thừa năm ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ nơi họp Hội đồng Chính phủ ở Phủ Quốc Oai, Sơn Tây lên chiếc xe đơn sơ để đến Đài Tiếng nói Việt Nam đọc Thơ chúc Tết đồng bào, chiến sỹ cả nước. Lúc đó, Đài Tiếng nói Việt Nam sơ tán về hang Long Sơn, cạnh Chùa Trầm, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Đông (nay là Thủ đô Hà Nội). Trời mưa nặng hạt, đường trơn và xấu, nhiều đoạn xe không đi nổi, Bác và mọi người  phải xuống đẩy xe. Gần đến phút Giao thừa, may thay Bác vừa kịp tới.

Bác đi ngay vào phòng máy của Đài, trịnh trọng, thân ái, xúc động đọc bài thơ chúc Tết: “Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió/ Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông/ Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến/ Chí ta đã quyết, lòng ta đã đồng/ Tiến lên chiến sĩ! Tiến lên đồng bào! Sức ta đã mạnh, người ta đã đông/ Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi ! Thống nhất độc lập, nhất định thành công !”. Ở thời điểm này, tròn 70 năm sau, lắng nghe Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến thiêng liêng của Bác; những vần thơ chúc Tết hào sảng, tin yêu, giục giã của Bác, ôn lại chặng đường vẻ vang mà đất nước đã đi qua, chúng ta không khỏi xúc động, kiêu hãnh, tự hào. Và cùng với đó là những nghĩ suy, trở trăn, có cả âu lo, day dứt.

Thành quả cách mạng mà chúng ta đạt được 71 năm qua là vĩ đại; thành tựu mà chúng ta đạt được hơn 30 năm gần đây là to lớn, có ý nghĩa lịch sử; nhưng ở thời điểm hiện tại, những đòi hỏi về một cuộc đổi mới lần hai đang thôi thúc, cấp bách hàng ngày, hàng giờ đối với mỗi người, mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Đại hội XII của Đảng nêu quyết tâm “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) tiếp tục khẳng định một nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết là “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Lịch sử đã sang trang, qua nhiều trang, nhưng có những cảnh huống, tình thế, bài học, giải pháp... đôi khi như lặp lại, tất nhiên, không hoàn toàn như trước.

Lúc này, tựa lưng vào quá khứ hào hùng, nhìn xa và cao về phía trước, thấy rõ điểm mạnh, mặt yếu của mình, cảnh giác giặc ngoại xâm, kiên quyết không để “giặc nội xâm” có cơ trỗi dậy, chúng ta như thấy hào khí dân tộc 70 năm trước, nhiều năm trước đang cùng nhịp bước, nâng bước đất nước ta, dân tộc xuân nay, nhiều xuân sau.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai Siu Hương thăm, chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang và nguyên lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh

Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai Siu Hương thăm, chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang và nguyên lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh

(GLO)- Ngày 20-1, đoàn công tác do bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang và các đồng chí nguyên lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đang sinh sống tại TP. Pleiku.

Cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DK1/9 phấn khởi khi được đoàn công tác đến thăm, chúc Tết. Ảnh: Q.T

Quà Tết đến với lính nhà giàn DK1

(GLO)- Dù phải đối mặt với không ít khó khăn, vất vả trong hải trình dài ngày vượt sóng to, gió lớn nhưng toàn bộ hàng hóa, quà Tết đã được đoàn công tác tàu Trường Sa 21 đưa đến các nhà giàn DK1 an toàn.