Hành trình hồi hương của ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một năm kể từ ngày thông tin ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" được đưa ra đấu giá tại Pháp, chiếc ấn quý của triều Nguyễn đã chính thức trở về quê hương

Chiều 16-11-2023, buổi lễ chuyển giao ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" diễn ra tại Đại sứ quán Việt Nam ở Pháp, trước sự chứng kiến của đoàn công tác liên ngành do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì cùng Bộ Ngoại giao, Tư pháp, Tài chính, Công an.

Ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" - biểu trưng của quyền lực chính trị

Ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" - biểu trưng của quyền lực chính trị

Phía Việt Nam gồm Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh tổ chức UNESCO Lê Thị Hồng Vân, Cục trưởng Di sản văn hóa Lê Thị Thu Hiền, đại diện Bộ Công an Việt Nam. Ngoài ra, đại diện Bộ Ngoại giao Pháp, đại diện UNESCO, cũng có mặt.

Ông Nguyễn Thế Hồng, người có niềm có niềm đam mê bất tận với các di sản văn hóa, chủ nhân Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, đã chi 6,1 triệu Euro (hơn 153 tỷ đồng), mua ấn, dưới sự bảo trợ của Chính phủ và các bộ, ngành, cơ quan Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Hùng - Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch - đứng thứ ba từ phải sang, bà Lê Thị Thu Hiền - Cục trưởng Di sản Văn hóa (trái) dự lễ chuyển giao ấn vàng "Hoàng đế chi bảo"

Ông Nguyễn Văn Hùng - Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch - đứng thứ ba từ phải sang, bà Lê Thị Thu Hiền - Cục trưởng Di sản Văn hóa (trái) dự lễ chuyển giao ấn vàng "Hoàng đế chi bảo"

Nhà sưu tầm sẵn sàng chi triệu euro

Hành trình hồi hương của ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" là một hành trình dài với không ít hồi hộp, lo lắng…

Ít người biết, ngay khi chiếc ấn quý của triều Nguyễn lưu lạc nhiều năm ở nước ngoài đã "lộ diện" và phiên đấu giá được công bố, ông Nguyễn Thế Hồng, Chủ tịch Hội sưu tầm, nghiên cứu cổ vật Kinh Bắc, đã đăng ký tham dự với mức phí đặt cọc 100.000 Euro (khoảng 2,5 tỷ đồng).

Ông Hồng sau đó sang Pháp tham dự phiên đấu giá và thu thập thông tin quanh ấn vàng Hoàng đế chi bảo. Nhà đấu giá Millon ở Pháp thời điểm đó rao bán với mức giá khởi điểm từ 2 đến 3 triệu Euro (khoảng 49-73 tỷ đồng). Với mức giá này, ông Nguyễn Thế Hồng nhận định nếu đấu giá công khai thì không thể mua được ấn vàng vì mức giá chốt phiên sẽ rất cao. Chuyên gia này tìm cách liên hệ với cơ quan quản lý văn hóa. Bộ VH-TT-DL sau đó đã liên hệ với Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan để tìm cách hồi hương cổ vật…

Ông Nguyễn Thế Hồng giới thiệu ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng

Ông Nguyễn Thế Hồng giới thiệu ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng

Trong khi đó, các cơ quan chức năng rất mong muốn huy động mọi nguồn lực đưa ấn vàng hồi hương. Phương án khác được đưa ra là các cơ quan, tổ chức trong nước có thể quyên góp, tham gia đấu giá ấn, đưa về và hiến tặng cho bảo tàng. Hãng Millon cũng nhiều lần dời lịch đấu giá, tạo điều kiện cho phía Việt Nam có thêm thời gian thương lượng để mua lại.

Đàm phán thành công

Tháng 11-2022, Chính phủ đã thành lập đoàn liên ngành, gồm Thứ trưởng Bộ TT-TT-DL, Cục trưởng Cục Di sản, 2 chuyên gia của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, 3 chuyên gia các Bộ liên quan, bay sang Paris gặp ông Nguyễn Thế Hồng và Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp để thống nhất giao ông Hồng đứng ra cùng thương thảo với các đối tác.

Sau các cuộc đàm phán, các bên thống nhất không đấu giá ấn vàng Hoàng đế chi bảo, mà để ông Hồng đại diện Việt Nam đứng ra mua theo giá thỏa thuận.

Ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" trong lễ chuyển giao

Ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" trong lễ chuyển giao

Một phương án khác cũng được đưa ra để chuẩn bị. Đó là, trong trường hợp không đạt các thỏa thuận thực hiện việc mua trực tiếp với nhà đấu giá ở Pháp, Bộ VH-TT-DL đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai việc thu thập tài liệu, tư liệu lịch sử và các chứng cứ pháp lý nhằm thực hiện việc đấu tranh pháp lý để hồi hương ấn vàng Hoàng đế chi bảo.

Ngay sau đó, Bộ VH-TT-DL thông báo đàm phán thành công với hãng đấu giá Millon để chuyển giao ấn về Việt Nam.

Ngày 13-1-2023, ông Nguyễn Thế Hồng sang Paris, ký chính thức với nhà đấu giá Millon bản hợp đồng mua tác phẩm nghệ thuật ấn vàng Hoàng đế chi bảo. Tổng giá của tác phẩm được các bên thỏa thuận là hơn 6.100.000 Euro (hơn 153 tỷ đồng).

Ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" sau khi hồi hương từ Pháp về Việt Nam được trưng bày tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng (Từ Sơn, Bắc Ninh)

Biểu trưng của quyền lực chính trị

Ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" là di sản văn hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng với dân tộc, là biểu trưng của quyền lực chính trị trong một giai đoạn lịch sử Việt Nam, đánh dấu mốc quan trọng cho sự chuyển giao từ chế độ quân chủ hơn nghìn năm sang nền dân chủ của nhân dân Việt Nam - Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, tiền thân của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thời đại Hồ Chí Minh.

Ấn Hoàng đế chi bảo được đúc bằng vàng ròng vào ngày 4 tháng 2 năm Minh Mạng thứ 4, tức ngày 15-3-1823. Theo các chuyên gia lịch sử và văn hóa, đây là Bảo ấn lớn và đẹp nhất của triều Nguyễn, nặng 10,78 kg. Ấn được truyền từ đời vua Minh Mạng đến Bảo Đại, vị vua cuối cùng nhà Nguyễn.

Ấn "Hoàng đế chi bảo" được đúc bằng vàng ròng vào ngày 4 tháng 2 năm Minh Mạng thứ 4, tức ngày 15-3-1823, nặng 10,78 kg

Ấn "Hoàng đế chi bảo" được đúc bằng vàng ròng vào ngày 4 tháng 2 năm Minh Mạng thứ 4, tức ngày 15-3-1823, nặng 10,78 kg

Về sự kiện đúc chiếc ấn Hoàng đế chi bảo, sách "Đại Nam thực lực" (tập 6, bản dịch của Viện Sử học, NXB Khoa học xã hội, 1963, trang 146) ghi khá rõ: "Ngày Giáp Thìn đúc ấn Hoàng Đế Chi Bảo, nuốm (núm) làm rồng cuốn 2 tổng, vuông 3 tắc 2 phân, dày 5 phân, làm bằng vàng 10 tuổi, nặng 280 lượng 9 đồng 2 phân".

Theo cuốn Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, ấn được dùng cho các hoạt động công quyền, chính sự của triều Nguyễn như lễ khánh tiết, ban ân, xá tội, đi tuần thú các địa phương, sắc thư ban cho nước ngoài. Đại diện Cục khẳng định Hoàng đế chi bảo là ấn vàng lớn, đẹp, quý và quan trọng nhất của vương triều Nguyễn.

Trở về sau bao năm lưu lạc

Ngày 30-8-1945, khi tuyên bố thoái vị, vua Bảo Đại đã chọn chiếc ấn đẹp nhất, quý nhất, biểu trưng của chế độ quân chủ thời Nguyễn là ấn vàng Hoàng đế chi bảo cùng thanh bảo kiếm mà phụ vương của ông là vua Khải Định (1916 - 1925) trao lại cho ông, để bàn giao cho chính quyền cách mạng.

Ông Trần Huy Liệu, đại diện cho chính quyền cách mạng, đã tiếp nhận bộ ấn kiếm mang tính biểu tượng này, rồi cho chuyển về Hà Nội ngay trước khi Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình vào ngày 2-9-1945.

Tháng 12-1946, thực dân Pháp tái chiếm Hà Nội, hiện vật được đem giấu tại ngôi nhà ở làng Nghĩa Đô - vốn là xưởng in tiền của Việt Minh. Ngôi nhà bị phá hủy vào năm 1947. Ngày 28-2-1952, một tiểu đoàn của Pháp do Tiểu đoàn trưởng Toce Raymond chỉ huy, đào bới phần móng nhà để thu gạch vỡ, phát hiện hai chiếc hòm đựng bộ ấn kiếm.

Ấn được dùng cho các hoạt động công quyền, chính sự của triều Nguyễn như lễ khánh tiết, ban ân, xá tội, đi tuần thú các địa phương, sắc thư ban cho nước ngoài

Ấn được dùng cho các hoạt động công quyền, chính sự của triều Nguyễn như lễ khánh tiết, ban ân, xá tội, đi tuần thú các địa phương, sắc thư ban cho nước ngoài

Cùng năm, Pháp trao hai hiện vật cho cựu hoàng Bảo Đại, khi đó là Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam. Sự kiện diễn ra ngày 8-3-1952, được tạp chí Paris Match của Pháp ghi lại. Khi đó Bảo Đại đang ở Pháp, Đoan Huy hoàng thái hậu và bà Mộng Điệp - thứ phi của cựu hoàng - thay mặt ông tiếp nhận bộ ấn kiếm.

Năm 1953, do tình hình chiến tranh, Bảo Đại cử bà Mộng Điệp mang hai hiện vật cùng một số tư trang, giao cho hoàng hậu Nam Phương và cựu thái tử Bảo Long cất giữ.

Năm 1963, hoàng hậu Nam Phương qua đời, hiện vật được Bảo Long ký gửi trong một két sắt tại Union des Banques Européennes (Ngân hàng châu Âu).

Sau này, cựu hoàng Bảo Đại kiện con trai ra tòa để đòi lại hiện vật. Tòa án tại Pháp sau đó tuyên Bảo Đại được sở hữu kim ấn, Bảo Long giữ bảo kiếm.

Năm 1982, cựu hoàng kết hôn với bà Monique Baudot, người Pháp. Trước khi qua đời vào tháng 8-1997, ông để lại di chúc, trao quyền thừa kế toàn bộ tài sản của ông ở Pháp, bao gồm cả ấn cho vợ. Bà Monique Baudot qua đời năm 2021, sau đó những người thừa kế tài sản của bà mang ấn vàng đi đấu giá.

Có thể bạn quan tâm

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

(GLO)- Chuyện về các Pơtao Apui (Vua Lửa) sở hữu gươm thần có quyền năng hô mưa gọi gió không chỉ là huyền thoại mà gắn với dòng chảy văn hóa, lịch sử của người Jrai ở thung lũng Ayun Hạ (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) suốt nhiều thế kỷ qua.

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

(GLO)- Không chế độ phụ cấp, bổng lộc nhưng nhiều năm qua, các cụ từ, bà vãi trong đội hậu cần, ban nghi lễ tại các đình, miếu trên địa bàn thị xã An Khê vẫn thầm lặng, miệt mài với công việc. Sự tự nguyện ấy xuất phát từ tâm huyết dành cho văn hóa, di sản của cha ông.

Tùy theo điều kiện của từng gia đình để chuẩn bị quy mô lễ cúng lớn hay nhỏ

Gia Lai: Độc đáo lễ thổi tai của người Jrai

(GLO)- Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui huyện Phú Thiện năm 2025, sáng 27-3, tại xã Ia Yeng đã diễn ra lễ thổi tai của người Jrai. Nghi lễ được tái hiện rõ nét giúp du khách hiểu được ý nghĩa văn hóa tâm linh trong đời sống của người Jrai nơi đây.

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

(GLO)- Trên đời có thực sự tồn tại những con người có quyền năng hô mưa gọi gió? Chính hiện thực và truyền thuyết hư ảo đan cài vào nhau khiến lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui ở thung lũng Ayun Hạ trở thành một hiện tượng đặc biệt, hấp dẫn bởi sự linh thiêng, huyền bí.

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

(GLO)- Đền thờ Hai Bà Trưng là di tích quốc gia đặc biệt, tọa lạc tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội. Đây cũng là quê hương của Hai Bà Trưng-những nữ tướng anh hùng đã nổi dậy chống quân xâm lược nhà Hán.

Lễ Tế Xuân tại đình làng An Mỹ

Lễ Tế Xuân tại đình làng An Mỹ

(GLO)- Ngày 9-3, tại đình làng An Mỹ (thôn 2, xã An Phú, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) diễn ra lễ cúng đình với các nghi thức long trọng tưởng nhớ công ơn của các vị tiền hiền có công khai hoang mở đất, lập làng và cầu quốc thái dân an.