Hàng Tết… chờ người mua

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tết Nguyên đán Ất Mùi đang đến rất gần nhưng không khí mua sắm tại các chợ, trung tâm thương mại đều không mấy sôi động. Hàng hóa bày bán tràn ngập, rực rỡ màu sắc, chủng loại nhưng khách ghé mua chỉ... lẻ tẻ.

Tại Trung tâm Thương mại Pleiku (TP. Pleiku)-một trong những chợ đầu mối lớn nhất của tỉnh, không khí Tết dường như vẫn còn xa lắm, cảnh mua sắm lèo tèo gợi hình ảnh một năm kinh tế không mấy khả quan. Khủng hoảng không còn “ở đẩu ở đâu” bên trời Tây nữa mà đã “chạm ngõ” những gian hàng, góc chợ… Nó ẩn khuất trong nụ cười chào mời của chị buôn hàng tạp hóa đến sự đắn đo của bác nông dân một nắng hai sương.

 

Ảnh: Lê Lan
Ảnh: Lê Lan

Chỉ những khay mứt đầy ắp, tiểu thương Nguyễn Thị Lan kinh doanh tại Trung tâm Thương mại Pleiku than vãn: “Tôi kinh doanh ở chợ này đã mấy chục năm kể từ ngày chợ mới mở. Mấy năm nay kinh tế khó khăn nhưng chưa năm nào chậm như năm nay, từ sáng tới giờ chỉ bán được 3-4 kg mứt, trong khi giá cả ổn định vẫn như năm ngoái (khoảng 100.000 đồng/kg mứt dừa, mứt gừng; 25.000 đồng/một chục bánh thuẫn; 20.000 đồng/một chục bánh in…).

Ngay các tiệm lớn chuyên bán sỉ trong chợ cũng ế ẩm. Bác Học-tiểu thương kinh doanh bánh kẹo, bia, nước giải khát… nói: Năm ngoái nhập hàng về hai thì năm nay chỉ dám nhập một. Tùy tình hình, nếu bán được mới nhập thêm, dù giá cả không tăng, bình quân từ 50.000 đồng đến 80.000 đồng/kg bánh kẹo lẻ, nhưng sức mua rất yếu. Hy vọng sau 20 tháng Chạp, tình hình mua sắm sẽ khá hơn. Tình hình buôn bán tại các gian hàng quần áo, giày dép tuy có nhỉnh hơn chút nhưng theo các tiểu thương, chủ yếu vẫn là đồ của trẻ em, đồ người lớn rất chậm, ít người mua sắm. Chị Nguyễn Thị Thu Hà (74 Phùng Khắc Khoan, TP. Pleiku) cho biết: Kinh tế khó khăn nên chỉ mua ít thôi. Ưu tiên trẻ em và đồ dùng thiết yếu, bánh kẹo. Chủ yếu là thắp hương ông bà và bày ra mời khách.

 

Ảnh: Lê Lan
Ảnh: Lê Lan

Tại các chợ vùng ven, chợ xã, tình hình mua sắm Tết cũng không mấy khả quan. Chị Thủy bán thịt heo tại chợ Hoa Lư (phường Hoa Lư, TP. PLeiku) cho biết: “Mọi năm giờ này người mua thịt làm giò, chả hoặc làm tiệc rất đông, vậy mà năm nay lượng khách mua giảm hẳn, nếu năm ngoái 10 phần năm nay chỉ còn 5 phần. Hiện mỗi ngày chỉ bán được từ 10 kg đến 20 kg thịt là cùng”. Ế ẩm, vắng người mua nên không ít tiểu thương phải tìm cách xoay xở như lấy thêm nhiều loại hàng khác để bán kèm hoặc chấp nhận đi xa tìm các nguồn hàng rẻ.

Chị Phạm Thị Mỹ Dung buôn bán ở chợ Lệ Chí (xã Nam Yang, huyện Đak Đoa) trải lòng: “Mọi năm tôi chỉ bán trái cây nhưng năm nay ế quá. Nghe mấy bà bạn tư vấn, tôi thử lấy thêm bánh kẹo để bán Tết. Dân ở đây ít mua từng thứ một, mua lộn xộn nhiều loại nên tôi bán chung 90.000 đồng/kg. Hôm qua, tôi cũng lên thành phố mua thêm một số bánh kẹo, chủ yếu là hàng giá vừa phải, hàng giá cao ở đây khó bán lắm”. Giống như chị Dung, nhiều tiểu thương khác cũng bán kèm thêm các mặt hàng Tết như thịt heo ngâm mắm, dưa kiệu muối, bánh mứt… Nhiều người tranh thủ thời gian rảnh rỗi nhận các đơn đặt hàng của khách để làm các món ăn ngày Tết.

Tại Siêu thị Co.op Mart Pleiku, lượng khách năm nay không dồn dập như năm ngoái, chỉ tăng nhẹ vào ngày thứ bảy, chủ nhật (khoảng 5-6 ngàn lượt người/ngày). Để nâng cao chất lượng phục vụ khách, tích cực đưa hàng đến gần người tiêu dùng, Siêu thị Co.op Mart Pleiku cũng dựng một gian hàng Tết ngay phía trước siêu thị bán các mặt hàng bia, nước giải khát. Chị Nguyễn Thị Diệu Trinh-nhân viên Maketing-dịch vụ khách hàng cho biết: “Năm nay với sự đổi mới và nâng cao dịch vụ gói quà Tết như phục vụ giao hàng miễn phí; cam kết chất lượng hàng gói quà (mỗi gói quà của Co.op Mart đều có một chiếc thiệp chúc Xuân thiết kế riêng của Siêu thị) nên số lượng khách đặt gói quà Tết tăng lên đáng kể, trong tuần vừa rồi đã có hơn 1.200 gói quà khách đặt gói”. Dự tính, tầm 23 tháng Chạp, Siêu thị sẽ nhập về các mặt hàng thực phẩm đông lạnh như chả, nem… phục vụ khách hàng mua sắm Tết.

Lê Lan

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Phát triển Yến Xuân Cao Nguyên hiện có khoảng 20 dòng sản phẩm yến sào. Ảnh: H.T

Nâng tầm sản phẩm yến sào Gia Lai

(GLO)-Với điều kiện khí hậu mát mẻ, nguồn thức ăn dồi dào, khu vực phía Tây tỉnh Gia Lai đang trở thành một trong những vùng trọng điểm phát triển nghề nuôi yến. Để yến sào Gia Lai vươn xa, các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng, quảng bá thương hiệu.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Phương pháp rang thủ công sẽ giữ lại vị ngọt, bùi và vị ngậy đặc trưng mà không loại hạt điều công nghiệp nào sánh bằng. Ảnh: Vũ Thảo

Giữ lại tinh túy trong từng hạt điều sẻ

(GLO)- Sản xuất theo phương pháp rang củi thủ công truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hương vị mới lạ, một nhà sản xuất ở Gia Lai đang nuôi ước mơ đưa hạt điều địa phương với hương vị đặc trưng vươn xa.

null