Hàng ngàn hiện vật tái hiện "Thiên đường Tây Nguyên-Gia Lai"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)-Sáng 5-12, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku), UBND tỉnh Gia Lai phối hợp với Công ty TNHH Việt Mốt, nhà nghiên cứu Đặng Minh Tâm khai mạc không gian trưng bày “Thiên đường Tây Nguyên-Gia Lai”.

Dự khai mạc có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch; đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, Hiệp hội Du lịch tỉnh và đông đảo người dân Phố núi Pleiku.

Quang cảnh lễ khai mạc. Ảnh: Hoàng Ngọc

Quang cảnh lễ khai mạc. Ảnh: Hoàng Ngọc

Không gian trưng bày gồm hàng ngàn hiện vật, cổ vật gắn với đời sống các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Hiện vật được trưng bày thành từng nhóm chủ đề như các sưu tập gùi cổ, sưu tập trống da trâu, các loại nỏ săn bắn, các nhạc cụ dân tộc, công cụ phục vụ sản xuất và đời sống, thổ cẩm đặc trưng của các tộc người, vườn tượng gỗ, sưu tập ghè, choé cổ, …

Đáng chú trong không gian trưng bày là chiếc ghế độc nhất vô nhị của vua voi Tây Nguyên và sưu tập dụng cụ săn bắt, thuần dưỡng voi rừng vô cùng độc đáo.

Cùng với hiện vật, không gian trưng bày còn tái hiện đời sống văn hóa, sinh hoạt đời thường của cư dân Tây Nguyên. Đó là những nếp nhà sàn có bóng dáng người phụ nữ cần mẫn bên khung dệt; phục dựng ngôi nhà rông Bahnar vững chãi cùng vô số hiện vật dân tộc học trên vách nhà.

Không gian văn hóa Tây Nguyên thu hút người dân và du khách đến thưởng lãm, chụp ảnh. Ảnh: Hoàng Ngọc

Không gian văn hóa Tây Nguyên thu hút người dân và du khách đến thưởng lãm, chụp ảnh. Ảnh: Hoàng Ngọc

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch mong muốn không gian trưng bày như một bảo tàng mở phục vụ hoàn toàn miễn phí, để người dân và du khách có cơ hội tìm hiểu các hiện vật gắn với đời sống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Đây sẽ là điểm đến hấp dẫn của du khách và Nhân dân khi đến với không gian Tây Nguyên ngay giữa lòng Phố núi Pleiku.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng mong muốn ngành văn hóa, bảo tàng tỉnh xem không gian là hoạt động mới để giới thiệu văn hóa và các hiện vật dân tộc học đến với người dân và du khách. Đồng thời, qua hoạt động trải nghiệm này, các em học sinh, thế hệ trẻ sẽ được trang bị kiến thức về di sản văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên bằng những hoạt động ngoài sách vở.

“Tôi hy vọng người dân và du khách sẽ có một không gian văn hóa trải nghiệm thú vị, đồng thời chung tay cùng ban tổ chức bảo vệ, gìn giữ hiện vật, góp phần vào hoạt động bảo tồn và quảng bá các giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc Tây Nguyên”- Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Dịp này, UBND tỉnh tặng quà cảm ơn Nhà thiết kế Minh Hạnh-giám đốc sáng tạo của Công ty TNHH Việt Mốt, nhà sưu tầm Đặng Minh Tâm, ông Huỳnh Tấn Phước-Giám đốc Công ty Tơ tằm Nhật Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty VietNam Silk House-đơn vị cung cấp sợi tơ tằm cho các nghệ nhân xã Ia Mơ Nông thực nghiệm trên khung dệt thổ cẩm. Sự phối hợp của các đơn vị, cá nhân đã góp phần tạo ra một không gian văn hóa Tây Nguyên đặc sắc, điểm du lịch hấp dẫn giữa lòng Phố núi.

UBND tỉnh tặng quà các cá nhân, đơn vị đã góp phần tạo nên không gian văn hóa Tây Nguyên với nhiều giá trị đặc sắc giữa lòng Phố núi Pleiku. Ảnh: Hoàng Ngọc

UBND tỉnh tặng quà các cá nhân, đơn vị đã góp phần tạo nên không gian văn hóa Tây Nguyên với nhiều giá trị đặc sắc giữa lòng Phố núi Pleiku. Ảnh: Hoàng Ngọc

Không gian trưng bày sẽ được triển khai 2 giai đoạn. Giai đoạn 2 bắt đầu từ 20-12 sẽ bổ sung, hoàn chỉnh toàn bộ các hiện vật và hoạt động trong không gian trưng bày. Thông qua trưng bày sẽ giới thiệu, quảng bá nét đặc sắc các cổ vật của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, qua đó tiếp tục động viên bà con giữ gìn, phát huy ngành nghề truyền thống, góp phần phát triển kinh tế xã hội.

Cùng với các hoạt động, sự kiện khác của tỉnh, không gian sẽ tạo điểm đến thu hút khách du lịch trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 tại TP. Pleiku.

Không gian văn hóa “Thiên đường Tây Nguyên-Gia Lai” sẽ diễn ra trong 1 năm, từ 5-12-2023 đến 31-12-2024.

Một số hình ảnh ấn tượng trong không gian trưng bày:

Bộ sưu tập gùi cổ. Ảnh: Hoàng Ngọc
Bộ sưu tập gùi cổ. Ảnh: Hoàng Ngọc
Bộ sưu tập trống da trâu-một báu vật của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Ảnh: Hoàng Ngọc

Bộ sưu tập trống da trâu-một báu vật của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Ảnh: Hoàng Ngọc

Chiếc ghế độc nhất vô nhị của vua voi Tây Nguyên. Ảnh: Hoàng Ngọc

Chiếc ghế độc nhất vô nhị của vua voi Tây Nguyên. Ảnh: Hoàng Ngọc

Nghệ nhân đẽo tượng trong khu vườn tượng. Ảnh: Hoàng Ngọc

Nghệ nhân đẽo tượng trong khu vườn tượng. Ảnh: Hoàng Ngọc

Tái hiện không gian văn hóa bản địa. Ảnh Hoàng Ngọc

Tái hiện không gian văn hóa bản địa. Ảnh Hoàng Ngọc

Sắc màu thổ cẩm Tây Nguyên. Ảnh: Hoàng Ngọc

Sắc màu thổ cẩm Tây Nguyên. Ảnh: Hoàng Ngọc

Du khách trải nghiệm không gian văn hóa. Ảnh: Hoàng Ngọc
Du khách trải nghiệm không gian văn hóa. Ảnh: Hoàng Ngọc
Đến với không gian "Thiên đường Tây Nguyên-Gia Lai", mọi người có thể gửi ước vọng về may mắn, hạnh phúc theo những cánh chim. Ảnh: Hoàng Ngọc

Đến với không gian "Thiên đường Tây Nguyên-Gia Lai", mọi người có thể gửi ước vọng về may mắn, hạnh phúc theo những cánh chim. Ảnh: Hoàng Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Ngọt thơm hương bắp

Ngọt thơm hương bắp

(GLO)- Lúc còn nhỏ ở vùng quê nghèo khó, hương vị tôi nhớ nhất là mùi bắp luộc. Mỗi lần đi chợ về, mẹ thường mua mấy trái bắp nếp luộc làm quà cho anh em chúng tôi.
Thương hoài xứ nẫu

Thương hoài xứ nẫu

(GLO)- Tháng 5, nắng như dội lửa. Những dãy núi xa mờ nhòe màu sương khói như ai phủ lên một làn voan mỏng không che nổi nắng trời. Tôi tìm về xứ nẫu Bình Định trong cái nóng mùa hè hứa hẹn không dưới 40 độ C.
Tôi học vẽ

Tôi học vẽ

(GLO)- Ở tuổi ngoài 40, tôi sắm sửa họa cụ để học vẽ. Người đồng cảm thì động viên khi thấy tôi up một vài bức tranh lên mạng xã hội. Và hẳn là sẽ có người chép miệng mà rằng già rồi còn bày đặt vẽ vời.
Chập chờn xứ quê

Chập chờn xứ quê

(GLO)- “Trọn kiếp người ta chập chờn nguồn cội/Có một miền quê trong đi đứng nói cười” (thơ Nguyễn Duy). Ai trong đời chẳng có một quê hương, nhưng mất bao lâu ta mới nhận ra xa quê hương không phải là thoát ly “nguồn cội”.

Đôi cánh ước mơ

Đôi cánh ước mơ

(GLO)- Âm thanh reo vui, quen thuộc cất lên ngoài hiên. Tôi khẽ mở ô cửa, ngó lên tán cây xanh um. Những tia nắng đầu tiên loang loáng trên phiến lá như phủ một lớp phản quang khiến chúng sáng rực. Nhìn mãi mới thấy đôi chim sâu bé xíu đang chuyền cành, ríu ran không ngừng.
Thơ Hoàng Đăng Du: Nhớ làng

Thơ Hoàng Đăng Du: Nhớ làng

(GLO)- Làng quê với bao hình ảnh, âm thanh quen thuộc luôn khiến những người con tha hương bồi hồi, nhớ nhung khôn nguôi. Với tác giả Hoàng Đăng Du cũng vậy, bóng tre trưa hè, từng con ngõ, cánh đồng, dáng mẹ liêu xiêu vẫn luôn khiến ông thổn thức, nhớ thương.
Tiết mục Hồn chiêng Tây Nguyên (cụm Công đoàn số 1) đạt giải 3 thể loại múa tại hội diễn. Ảnh: Vũ Chi

Ayun Pa: Sôi nổi Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động

(GLO)- Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) năm 2024 là hoạt động thường niên, tạo sân chơi bổ ích cho những người làm nghệ thuật không chuyên. Với sự chuẩn bị chu đáo, các cụm Công đoàn đã mang đến nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn.