Gương mặt thơ: Trần Chấn Uy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhà thơ Trần Chấn Uy đang cư trú tại Nha Trang. Anh nguyên là thầy giáo dạy văn Cao đẳng Sư phạm, rồi chuyển sang công tác ở Đài Phát thanh-Truyền hình Khánh Hòa. Nhưng trên hết, anh là thi sĩ, một thi sĩ đắm đuối với thơ, coi thơ như hơi thở, như nguồn sống.

Facebook của anh toàn thơ, mỗi bài thơ kèm một ảnh tác giả. Ảnh rất chỉn chu, sang trọng, đầy lí trí nhưng thơ thì lại trữ tình, đầy ắp nhớ nhung từ quê hương, mẹ tới các bóng hồng thoáng gặp. Đây là quê hương: “Mùa đã ổi, hoa xuyến chi trinh bạch/Cỏ đã hoang, tường gạch đóng xanh rêu/Hương ổi thoảng mùi thơm thanh sạch/Một mình tôi, vườn mẹ lạnh sương chiều”. Còn đây là mẹ: “Mẹ ta mây trắng cuối trời/Quê hương sương khói trong vời vợi xa”. Và em: “Thời số hóa, quá nhiều vi rút lạ/Máy xóa mất rồi những file nhớ, file thương/Anh trở về lục tìm trong trái tim một thời lầm lỡ/Gặp bóng em vẫn neo giữa lòng mình”.

Anh là Chi hội trưởng Chi hội Nhà văn Việt Nam tại tỉnh Khánh Hòa.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.

SEN

Minh họa: T.N

Minh họa: T.N


Đầu hè sen nhóm lửa

Le lói những nụ hồng

Cuối hạ hoa đã rữa

Thoảng lên chút hương nồng.


Mong em từ cuối hạ

Em về với tàn thu

Áo trinh vàng mắt lá

Em còn gì trao ta?



NGHE TIẾNG GÀ TRƯA NHỚ MẸ

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Đã lâu nghe tiếng gà trưa

Giật mình, còn tưởng mình chưa xa nhà.

Tưởng rằng còn ở quê cha

Giấc trưa bình thản, ngôi nhà rạ rơm.


Mẹ ta nổi lửa nấu cơm

Gió lay bờ trúc, khói thơm hương đồng.

Con cò chở rét sang sông

Mẹ ta nhóm bếp ngồi mong con về.


Giấc trưa bảng lảng hồn quê

Mẹ ta thấp thoáng triền đê cuối làng.

Giấc trưa thảng thốt bàng hoàng

Giật mình, còn tưởng đò sang bến chiều.


Mẹ về từ phía cô liêu

Đồng xao xác gió, tiêu điều hoàng hôn.

Ta xa bờ bãi xóm cồn

Nửa đời chìm nổi, dại khôn xứ người.


Mẹ ta mây trắng cuối trời

Quê hương sương khói trong vời vợi xa.



ĐÊM Ở LÀNG

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Chân ngày sải bước vừa chạm bến

Tay đêm đã khép một vòng ôm

Giấc ngủ chờ khuya chưa kịp đến

Ngoài song lấp lánh mắt sao hôm.


Vạc nhón chân đêm dầm sương lạnh

Cá đớp trăng non rụng ao bèo

Chim nhát bất ngờ đêm vỗ cánh

Vạc bỗng giật mình ghé mắt theo.


Đồng xa lúa chửa, đòng ngậm sữa

Hứa hẹn chân chiêm ruộng giát vàng

Bãi vắng, ma trơi vừa nhóm lửa

Cua đồng cởi yếm lả lơi trăng.


Sóng thở, sông trôi, thuyền ngái ngủ

Gió đồng man mác, mõ cầm canh

Ai mang nhung nhớ về xóm cũ

Phảng phất hương đêm bưởi trổ cành.

Có thể bạn quan tâm

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Thông tin liên lạc xưa và nay - Bộ tem như tái hiện quá trình phát triển của ngành viễn thông và báo chí, đưa chúng ta quay trở về những ký ức từ thưở sơ khai với con tem đầu tiên dán trên bức thư tay gói giấy cho đến các hình thức liên lạc, các loại hình báo chí hiện đại như ngày nay.

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị “Gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu” và trao Giải Báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIV diễn ra vào chiều 17-6 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

Báo chí trong thời đại AI

Báo chí trong thời đại AI

(GLO)- Sẽ không quá khi nói rằng, chúng ta đang ngày ngày hít thở trong bầu không khí “số”. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung và trí tuệ nhân tạo (AI) đang đưa các ngành nghề vào cuộc chạy đua để không bị tụt hậu. Báo chí càng không ngoại lệ.

 Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

(GLO)- Phát thanh viên là người góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho khán thính giả. Có những giọng đọc qua năm tháng đã trở thành ký ức trong lòng người nghe. Trong số đó, biên dịch viên, phát thanh viên tiếng Bahnar Siu Thu của Báo Gia Lai được ví là “giọng đọc không tuổi”.

null