Gương mặt thơ: Lê Quang Sinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Có thể nói, với Lê Quang Sinh, mọi con đường đều dẫn anh tới với thơ. Học Đại học Bách khoa, anh tham gia nhóm thơ “Vòm cửa xanh” rất nổi hồi ấy, toàn sinh viên kỹ thuật với những cái tên sau này nổi tiếng trong nền văn học nước nhà như: Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Thành Phong, Hà Đức Hạnh...

Ra trường làm nghề xây dựng ở TP. Hồ Chí Minh nhưng anh vẫn đau đáu với thơ. Đang ăn nên làm ra thế, đùng cái, nghe lời nhà thơ Hữu Thỉnh, khi ấy là Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, anh ra Hà Nội đảm nhiệm chức Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa Hội Nhà văn, rồi làm Phó Giám đốc Bảo tàng Văn học. Và quả là, sống trong môi trường văn chương, thơ anh ngày càng chín, ngày càng làm người đọc mê đắm. Anh kết hợp được cái tỉnh táo của người làm kỹ thuật và cái đắm say của tâm hồn thi sĩ, kiểu như: “Theo câu hát tôi tìm về xứ Lạng/Gió vẫn đầy một ải Chi Lăng/Mưa thương nhớ cứ khuất dần dáng núi/Ngàn lau khua, tiếng ngựa hí vang lừng”. Và có cả những dặn mình như này: “Đến lá rụng còn mơ về ngọn gió/Thêm một lần để tự cất mình lên”.

Anh là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hiện sinh sống ở Thanh Hóa.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.

Lên Tà Xùa

Thôi kệ mưa Hòa Bình

Lên Tà Xùa săn nắng

Đường như sợi dây chùng

Lùng nhùng quanh vực thẳm.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Rượu ngấm từ đêm qua

Đến giờ còn ướt mắt

Muốn ôm hết cả trời

Mà mưa giăng dằng dặc.



Quá nửa chừng câu hát

Mây ùa vây trắng đèo

Thác rừng rơi vô định

Tuột mất chiều trong veo.



Muốn làm trái sơn tra

Mềm môi người hái quả

Muốn cuộn hết Tà Xùa

Tung mù lên đỉnh gió.



Bản Mạ

Để có được bản Mạ

Sông Chu xanh hết mình

Để có chiều thấp thỏm

Nắng cả mùa lung linh.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Anh mải theo tiếng sáo

Điệu xòe vắt ngang thân

Khói tuôn từ triền dốc

Vào mùi xôi đã lừng!



Thương tiếng chim “trói cột”

Cả đời rưng rức than

Khua luống như tiếng núi

Gõ vuông lên vách ngàn.



Mệ ơi, cứ nhai trầu

Cho vườn nhà rậm quả

Chân lên cầu Thanh Xuân

Dùng dằng câu khặp cổ.



Lại những đêm lửa đỏ

Quấn lời lên khăn piêu

Lại những bậc thang gió

Cuốn mây trên đồng chiều.



Trước mộ mẹ Tơm



Có bao nhiêu lối cỏ đã thành đường

Bao túp lều rơm đã thành phố xá

Có bao nhiêu vầng trăng đã thành đôi thành lứa

Mây khói hư vô một bóng con người!



Con khấu đầu trước mẹ. Mẹ Tơm ơi!

Sao cây phải cố hoa, sao hoa phải cố thắm

Sao biển ngoài kia phải cố dài cố rộng

Trước mộ người, mình cố tốt đẹp hơn!

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Cua búng càng đua với cá với tôm

Con nghe rõ tiếng cựa mình của đất

Trưa Hanh Cát thanh minh như tích mật

Bỗng tràn ra hoa lá khắp trong vườn.



Chiếc tông đơ giấu anh Hậu, anh Sồ

Hũ sành nhỏ vài đồng xu thấp thỏm

Rổ rá ông đan bao nhiêu hy vọng

Khoai sắn cõng cà lội mặn ngày ba...



Mẹ mong manh như cọng rạ nắng già

Nhặt nhạnh, góp gom, nhịn nhường, chịu đựng

Nước mắt ứa đôi chân quỳ thấp xuống

Con hiểu vì sao lối cỏ thành đường.



Chánh Tổng làng như con cú ăn sương

Mẹ quyết liệt để đất này sống sót

Giờ mẹ ngủ ngàn thu yên giấc

Dưới cát sâu là long mạch quê mình.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

(GLO)- Ngày 16-12, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định Phê duyệt kết quả cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu” thuộc dự án Phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai (Tây Sơn Thượng đạo).

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.