Gương mặt thơ: Hữu Việt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hữu Việt là nhà thơ tài hoa, anh ghi dấu ấn ở cả thơ và báo. Từng là Phó Tổng Biên tập Báo Phụ nữ Thủ đô, giờ anh là Vụ trưởng, Trưởng ban Văn hóa văn nghệ Báo Nhân Dân. Thơ anh thì rất dịu dàng.

Có những câu thơ của anh đi vào đời sống ngọt hơn cả... vải thiều Lục Ngạn giữa mùa, rất nhiều người, chả cứ người trẻ thi thoảng lại lẩm nhẩm: “Lúc nào thấy nhớ/Thì gọi cho anh/Hãy gọi cho anh/Cả khi không nhớ…”. Thơ cứ thủ thỉ như là hơi thở nhẹ vậy, như làn gió thoảng vậy, mà vấn vương, mà day dứt, mà trĩu nặng tâm tình, khiến người không nỡ... không gọi.

Khi còn trẻ, anh từng là “thủ lĩnh” văn trẻ, giờ luông luống, anh vẫn là đầu tàu của văn trẻ cả nước, là Trưởng ban Văn trẻ, dẫu còn khoác thêm mấy tấm áo: Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Phó Trưởng ban Đối ngoại. Nhưng trên hết, anh vẫn là nhà thơ với những câu thơ dịu dàng tới “không chịu nổi”: “Hãy còn đấy một mùa-xuân-tóc-bạc/Buổi sớm mai khẽ đập rộn ràng/Như ánh sáng trước khi nhường bóng tối/Vẫn ngời lên, da diết cuối khu vườn”.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.




NÓI VỚI CON NGÀY TỐT NGHIỆP


Chàng trai của papa nhớ nhé,

Hôm nay là dòng sông, ngày mai là biển rộng


Nếu bước qua đám đông hỗn loạn

Sẽ thấy được chân trời

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Không bao giờ được quên ơn ai

Nhưng phải quên ngay những gì làm vui người khác


Người thật sự giỏi phải lẫn vào đám đông

Chứ không nổi bần bật như con công sặc sỡ


Nếu đang nghèo thì cũng đừng nên sợ

Vì nghèo ở đâu, là giàu ở đó...


Còn nếu quyết đi theo nghiệp chữ

Đừng bằng lòng làm người trung bình, buồn lắm nhé, con.






KHU VƯỜN


Em rất giống một khu vườn bí mật

Có cơn gió dịu dàng thổi mát cỏ cây

Tia nắng sớm chợt bừng thềm rêu ẩm

Như đêm xinh vừa nhẹ bước qua đây.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Giọt sương bé nấp trong màu xanh ấm

Lung linh như một quả cầu con

Trong tim anh bỗng nghe thánh thót

Tiếng mơ hồ cánh vỗ chú chim non.


Hãy còn đấy một mùa-xuân-tóc-bạc

Buổi sớm mai khẽ đập rộn ràng

Như ánh sáng trước khi nhường bóng tối

Vẫn ngời lên, da diết cuối khu vườn.




GỌI

Lúc nào thấy nhớ

Thì gọi cho anh

Hãy gọi cho anh

Cả khi không nhớ…

Minh họa: T.N

Minh họa: T.N

Có một con đường

Gọi là quá khứ

Có một lọn gió

Gọi là tóc bay

Có một người say

Một người mắt ướt…

Có một lỡ bước

Gọi là đến sau

Có một mưa mau

Rụng rời quán nhỏ

Có một ngõ cỏ

Cho nụ hôn đầu

Có một bể dâu

Cho lòng đỡ tủi…


Có một sợ hãi

Gọi là mất nhau

Có một miền đau

Đã thành dĩ vãng.

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.