Gương mặt thơ: Ngô Đức Hành

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngô Đức Hành là nhà thơ có một tâm hồn hết sức nhạy cảm. Thơ anh đầy đủ các cung bậc cảm xúc với những gì anh gặp. Và có cảm giác anh làm thơ như chính cách anh thở.

Anh có những bài thơ hết sức trữ tình, nhưng lại cũng có những bài đầy chất chính luận, duy lý. Có thể điều ấy khiến tác giả cân bằng đời sống.

Quê gốc Hà Tĩnh, sống và làm việc ở Hà Nội nhiều năm, anh vừa làm báo vừa làm thơ, vừa rong chơi như một lãng tử. Ngoài thơ, những bài bình thơ, viết về chân dung văn học của anh cũng rất cuốn hút. Cũng như thế là mảng báo, anh xông xáo trên nhiều lĩnh vực. Mục “Gương mặt thơ” kỳ này giới thiệu một chùm thơ về Tây Nguyên, như một nhát cắt trên con đường bất tận với thơ của anh. Thì bất tận ngao du thế này cũng là đến độ: “Lên Tây Nguyên mùa này/em hấp gió chân trời đãi khách”. Là nhà thơ, nhà báo, anh chắt chiu “Trang giấy này/là rẫy của anh/tần tảo trỉa từng ký tự”... Anh là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.



TÂY NGUYÊN



Giờ này ngày xưa

mặt trời phía Đông chào đời ngồi dậy

bình minh lên Tây Nguyên đỏ ối

cánh rừng mưa xanh chỉ phía câu hò.

Minh họa: T.N

Minh họa: T.N

Cuộc đời trôi mấy bận đất này

cafe khoe trắng

nụ cười của em mách anh dấu lặng

niềm tin chậm rãi bàn chân.



Giờ này ngày nay

Tây Nguyên đơm đầy hy vọng

sương rắc chùm sân hận

sầu riêng bội thu xuống giá nụ cười.



Lên Tây Nguyên mùa này

em hấp gió chân trời đãi khách

chén rượu Buôn Hồ trong bình chân thật

uống nào đâu biết say.



Giờ xưa và giờ nay

em đổi khác

đất luôn đỏ mồ hôi lười nhác

cớ chi bạc màu đất đâu biết xanh xao?



RẪY



Rẫy của anh là trang giấy này

mùa xuống giá

giọt mồ hôi rơi nơi đồng đất lạ

cafe hay tiêu?



Trang giấy này

là rẫy của anh

tần tảo trỉa từng ký tự.

Minh họa: T.N

Minh họa: T.N




MÙA MƯA



Tây Nguyên mùa mưa

nói với nhau ngày chưa thấm đất

gió cứ thổi mơ hồ không ngủ được

mùa rẫy này khác mùa rẫy xưa.



Anh đến Tây Nguyên

nhớ voi rừng Buôn Đôn

giọt nước mắt đầy lên Sê-rê-pốc

sao con sông chảy ngược?

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Chưa ai thử hình dung

nếu ngày mai gầy đi gió núi

ta vắt gió

dòng điện hôm nay suông lạnh trăng rừng.



Người đàn bà mơ ước trên lưng

mẹ con gùi nhau ra chợ phố

đường về buôn mưa chan mặt rỗ

tiếng gà rừng không hứng thú ban mai.



Tây Nguyên mưa

sầu riêng và sầu chung

mắc ca chẳng là cây tỷ phú

câu nói bay qua người xưa không còn nữa

con đường này lời hứa ăn đong!



Anh vừa qua Tây Nguyên

ngày lành và tháng tốt

thử hỏi nhỏ dòng sông Sê-rê-pốc

trôi hết buồn dòng chảy có xuôi.



Anh nhặt vội nụ cười

dửng dưng

mưa gió...

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.