Gương mặt thơ: Trần Hồng Giang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tôi đọc Trần Hồng Giang từ rất lâu, trên mạng và trên báo. Biết anh là một chuyên gia IT, có việc gì cần về mạng là lại ới anh, dù nửa đêm. Rồi biết thêm anh rất giỏi tiếng Anh. Và cho tới khi đã thân nhau, vẫn trên mạng thì tôi mới biết hoàn cảnh éo le của anh. Một trận ốm hồi nhỏ khiến anh phải gắn chặt với giường và xe lăn.

Thế giới của anh là giường và xe lăn, anh nhìn đời qua... mạng. Thơ anh, truyện anh, những tus trên Facebook của anh đều tràn ngập sự lạc quan, đầy chất hài hước.

Chưa bao giờ tới Tây Nguyên nhưng anh viết Tây Nguyên như thế này: “Gặp đây rồi, chiều cao nguyên như say/Ánh mắt thân quen, nụ cười tươi rói/Vũ trụ cuộn xoay, vật dời sao đổi/Hoài bão kết thành dáng vóc bạn tôi”. Nằm một chỗ trên giường, anh học tin học, học tiếng Anh và giao tiếp với cả... thế giới. Hiện nay, anh làm nghề thiết kế và quản trị web để tự nuôi mình. Anh đã có hàng chục đầu sách cả thơ và tiểu thuyết. Ngay cả những người bình thường, chắc gì ai cũng sống và làm việc được như anh.

Trần Hồng Giang hiện sống ở Nam Định và là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.



KIẾP TẰM



Thân tằm một đời quằn quại

Gồng mình rút ruột nhả tơ

Trái tim miệt mài trăn trở

Tưởng không mỏi mệt bao giờ!

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Người đời mấy ai thấu hiểu

Về những dâng hiến lặng thầm

Có ai một lần chia sẻ

Đời tằm khó nhọc bao năm.



Chỉ là những điều hư ảo

Phù du trong chốn nhân gian

Trời chẳng chạnh lòng ưu đãi

Cho tằm một cõi thiên đàng!



Cũng có đôi khi tằm khóc

Tiếc bao dâng hiến dại khờ

Nhưng rồi tằm vẫn rút ruột

Vì đời còn thiếu dây tơ!



TRĂNG THÁNG TƯ



Tháng tư về ngang đồng làng

Vệt trăng mong mỏng luênh loang vòm trời

Ai đi qua những lỡ thời

Có nghe tim nhói bao lời chua ngoa.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Cuội buồn ngồi dựa gốc đa

Cố quên lầm lạc thuở xa xưa nào

Yêu nhau vải thắm chỉ đào

Hận nhau tay gióng giáo sào bày ra.



Trăng và thời gian đi qua

Chỉ còn im lặng mình ta với đồng

Mây dồn về phía bờ sông

Thấy le lói những cơn giông đầu mùa.



Ai là ai của ngày xưa

Bỏ quên dấu cũ cho thừa thãi trăng

Tháng tư nguyên một đóa rằm

Cánh đồng lưu lại cả trăm năm buồn…



KÝ ỨC LÀNG XƯA



Mãi sẽ là những hoài niệm trong tôi

Thấp thoáng làng xưa một miền thơ dại

Lễ hội giêng hai, chiêm mùa gặt hái

Bùn lên màu nhuộm sắc áo thêm nâu…

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Làng bây giờ vắng cả vết chân trâu

Thưa thớt hàng tre trưa hè đưa nhịp võng

Chấp chới đồng chiều cánh cò bay lạc lõng

Tháng năm xa hẫng hụt bước chân về!



Làng bây giờ thành nửa phố nửa quê

Xưa áo nâu, giờ váy đầm xanh đỏ

Trai gái lấy nhau, lệ trầu cau dần bỏ

Đêm hội làng không hát khúc giao duyên!



Làng của chúng mình, em có nhớ không em?

Ta đã bên nhau suốt những ngày gian khó

Ấm áp tình quê, làng xưa thương nhớ

Ký ức rêu phong nhưng chẳng dễ phai mờ!

Có thể bạn quan tâm

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...