Gương mặt thơ: Phạm Đương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Phạm Đương là một giọng thơ “cá biệt” trong làng thơ Việt hiện nay. Thơ anh nhiều chất suy nghĩ, lạnh và nhọn như những mũi khoan vào lòng người đọc.

Anh tham gia nghĩa vụ quân sự ngay sau khi tốt nghiệp Khoa Văn Trường Đại học Tổng hợp Huế, từng chiến đấu ở chiến trường Campuchia và đóng quân tại Đức Cơ. Ra quân, anh làm báo, là một “cây phóng sự” có hạng của Báo Lao Động và Báo Thanh Niên.

Thơ anh cũng có nhiều câu hỏi như báo, nó khiến ta vượt qua cảm xúc thông thường, khiến ta không yên ổn, khiến ta phải đối diện với những câu hỏi, nhiều khi không dễ dàng trả lời. Và vì thế mà nó đọng, nó xoáy, nó khiến ta không thể thờ ơ: “Những cô gái Trường Sơn ngày ấy/chưa từng làm mẹ/ mãi mãi không bao giờ được làm mẹ/chim vịt rừng già nghe thao thiết quá/chín chiều đau ruột mẹ ơi!”. Tập thơ “Giờ thứ 25” của anh từng được giải thưởng thường niên Hội Nhà văn Việt Nam. Anh hiện là Ủy viên Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.


NGHỀ



Bảnh mắt ra là tin với bài

mỗi tháng phải cày bừa toát mồ hôi

mới mong tạm đủ.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Tôi vẫn thường rao giảng

về cái nghề kiếm tiền bằng bán chữ

rằng đó là những đồng tiền sạch.



Một hôm tôi nhận được những câu hỏi:

chuyện không viết có

chữ ấy có sạch không?

chuyện có viết không

tiền ấy có sạch không?



Chợt thấy mặt mình

như chiếc bong bóng hết hơi.




NIỀM TIN

Minh họa: THỦY NGỌC

Minh họa: THỦY NGỌC

Bão cấp mười hai

những người già dùng đũa bếp để đỡ nhà

với niềm tin nhà mình sẽ không bị đổ.



Anh tin em

như người già chống bão!




KÝ ỨC



Ủ như ủ men rượu

ba mươi năm mới chưng cất

trong veo từng giọt

được và mất.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Rừng săng lẻ năm ta hai lăm tuổi

lá xanh hoa tím

giờ tuổi năm tư

hoa tím ngày xưa vẫn tím

tóc ta nay đã sương mù.



Những cô gái Trường Sơn ngày ấy

chưa từng làm mẹ

mãi mãi không bao giờ được làm mẹ

chim vịt rừng già nghe thao thiết quá

chín chiều đau ruột mẹ ơi!



Những nấm-mộ-cột-mốc ven đường

giờ không thấy nữa

những cơn sốt nghiêng rừng

mấy ai còn nhớ.



Sau cơn mưa chiều

trời cao xanh thế

dẫu biết mưa nguồn chớp bể

sao Trường Sơn vẫn trĩu nặng trong ta?

Có thể bạn quan tâm

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Hội viên Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh tại chương trình chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam năm 2024. Ảnh: H.N

Nhạc sĩ Gia Lai kiếm tìm tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn

(GLO)- Bám sát hơi thở cuộc sống và đưa bản sắc dân tộc vào tác phẩm, các nhạc sĩ Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã thực sự cố gắng trong hoạt động sáng tác nhằm ghi dấu ấn. Song, làm gì để tác phẩm lan tỏa rộng rãi, ghi đậm trong tâm trí người nghe đang là trăn trở của những người tâm huyết.

Lá cỏ hát thơ

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lá cỏ hát thơ

(GLO)- Bài thơ "Lá cỏ hát thơ" của Nguyễn Ngọc Hưng đã khắc họa hình ảnh cỏ như một biểu tượng của sự kiên cường dù phải trải qua nhiều gian khó, đớn đau. Qua đây, tác giả muốn truyền tải thông điệp về sự bền bỉ, lòng yêu thương và tinh thần vượt qua khó khăn của con người trong mọi hoàn cảnh.

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

(GLO)- "Nhớ Pleiku" là một tác phẩm đầy cảm xúc của tác giả Sơn Trần. Từng câu thơ vẽ nên bức tranh phố núi đẹp mơ mộng với cảnh sắc yên bình, quyện hòa cùng ký ức, tình yêu và nỗi nhớ...

Thơ Vân Phi: Lâu không về nhà

Thơ Vân Phi: Lâu không về nhà

(GLO)- Bài thơ "Lâu không về nhà" của tác giả Vân Phi thấm đượm nỗi nhớ quê hương da diết của người con xa xứ-nơi cánh đồng, dòng sông và mẹ già vẫn chờ đợi theo tháng năm lở bồi. Từng câu thơ như những thước phim chậm rãi, gợi lại ký ức tuổi thơ ấm áp bên ánh đèn dầu, bên những thân gần mẹ cha.