Gương mặt thơ: Vi Thùy Linh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Có thể nói, ở nước ta, tới giờ, Vi Thùy Linh là người có nhiều “sự kiện” thơ nhất. Chị bước chân vào làng thơ khi còn rất trẻ và gây được “đột biến” ngay; trở thành hội viên trẻ nhất của Hội Nhà văn Việt Nam ở thời điểm được kết nạp.

Vi Thùy Linh là một giọng thơ lạ, luôn cất lên một mình, tự tin để tự mình mới. Chị có nhiều cái “đầu tiên” với thơ Việt: được mời dự Liên hoan thơ quốc tế tại Pháp; đêm thơ đầu tiên tại Trung tâm Văn hóa Pháp Hà Nội 2005, tái bản 2 tập thơ “Khát”, “Linh” vào năm 2007; nữ thi sĩ đầu tiên thực hiện đêm thơ tại Vancouver (Canada); tour trình diễn 7 thành phố châu Âu; đêm nghệ thuật “Bay cùng ViLi” tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Có thể nói, chị là người tiên phong đưa thi ca ra không gian lớn. Chị luôn “ầm ào” với thơ khi ngoài thơ, nhưng thơ chị kỹ và chặt chẽ tới từng hình ảnh nhỏ, tinh tế tới từng dấu câu, lấy tên mình ra làm đối tượng của chính thơ mình như chị rất ít người: “Ninh Bình choàng ôm Linh bay lên/Mỗi ngày mới hãy tẩy tồn bụi cũ/Từ những vết sẹo, nếp hằn đau nhớ/Cần lệnh “xóa vĩnh viễn” của quên”.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.



VÂN VI



Không đủ thời gian chọn mua vải, kiên nhẫn tới nhà may

Vi thường mua đồ may sẵn

Từ quần áo thường ngày đến thời trang hàng hiệu

Đa dạng thiết kế, chất liệu, mặc ngay.



Sau nhiều lần lao vào cơn mưa, đêm-ngày

Tôi muốn may đo áo rộng

Có áo nào che cả khoảng trời không?



Thợ bậc nhất Thủ đô hay nhà thiết kế trứ danh

Chọn vải, cắt may cho Vi chiếc áo

Che an toàn mưa bão nếu lỡ đang chạy xe trên phố

Làm râm nắng gắt bỏng da khi hay phải đội nắng trưa

Kéo khuất mọi vỉa hè đầy rác

Phủ lấp kín những gì xấu xí

Và đôi khi cũng cần trùm đỡ bụi, nóng cho những hàng cây.



Địa chỉ may đo chiếc áo ở đâu đây?

Không GPS, công nghệ tối tân nào định vị cho Vi nhà may ấy

Dẫu hành trình trải đủ ngả thành phố theo bản đồ trên giấy

Dù huy động 4.500 xe taxi G7

Da sạm, tóc trắng theo thời gian chẳng quyền phép nào cản nổi

Đeo kính đen to bản vẫn chói mắt không ngắm kỹ được da trời

Cứ đổi màu... khoác áo... trút áo...

Mây trôi.



DÂY MƯA



Có con chuồn chuồn kim màu tím bay vào phòng tôi, loay hoay đậu mặt gương

Nó soi mình, còn tôi nhìn Linh thoáng vội

Không nhìn độ cao của nó mà đoán thời tiết được

Chẳng để ý dự báo, mùa thường trực mưa.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Những con chuồn chuồn, các loài chim trú đâu

Rừng càng ngày càng rộc

Tôi học bản lĩnh từ loài bay bé nhỏ

Gắng vững vàng che con qua bão gió

Nước trời giải nhiệt muôn loài, kịp cứu thủy điện vận hành cầm cự qua mức nước chết

Người mẹ một mình

Thăng-bằng-trên-dây-mưa...



RU



Đâu cứ đêm mới ru

Bất cứ khi nào khẽ lắng mình

Hình ảnh anh che chở...

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Tóc mùa thu suối mỏng

Chảy thầm vai anh

Mọi mặt nước của ái thành

Bỗng sạch, trong... nối nhau lãng bạc

Không gợn sóng nào thả dấu ngã duyệt binh

Khi em ngã vào triền lưu linh...



Triền ấy, ngực anh vòng tay anh

Chẳng cần lời ru nào nữa

Phiến môi mải mê ngón mềm yên yên

Em như quả hồng chín dần lúc thiếp...



Giấc thu say đấy

Sống-yêu lộng lẫy

Ru anh ru em...

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...