Gương mặt thơ: Võ Văn Luyến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Là một nhà thơ tiêu biểu của đất Quảng Trị, Võ Văn Luyến góp vào nền thơ một giọng riêng. Mảnh đất từng rất nghèo đói ấy nhưng lại có cái giọng rất đặc trưng để trình diễn thơ, tới mức có người cho rằng, chỉ nghe người Quảng Trị nói cũng thành thơ, thành nhạc.

Dấu ấn quê hương trong thơ Võ Văn Luyến không chỉ là những tứ thơ viết về địa danh riêng có của Quảng Trị như thế này: “À ơ... cái nhớ còn lưa/Cái thương còn mặn, cái chờ còn mong/À ơ... cái bóng ru buồn/Ai ăn ở bạc cho hồn ai đau” khi anh nhắc về Ái Tử (yêu con, cũng là tên một cây cầu nổi tiếng như thế ở Quảng Trị), mà còn ở chính nhịp thơ và hình tượng thơ khác biệt, có phần nghiệt ngã, dẫu anh đang viết về tháng Giêng: “Tháng Giêng vào ta, bão gần bão xa triều cường lũ cuốn/Tháng Giêng vào ta, hoa cưới phố làng/Tháng Giêng vào ta, lúa cóng bên sông/Tháng Giêng vào ta, mơ ước đòng đòng”.

Anh Võ Văn Luyến sinh năm 1962, là giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm, hiện sống ở Quảng Trị, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; tác giả của 5 tập thơ, 1 tập nghiên cứu phê bình.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.



Dã quỳ

Vàng như thể chẳng vàng hơn được nữa

em vô tư tận hiến đến quên mình

có màng chi người đời khen hay dở

lửa từ tâm đốt cháy vô minh!

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Yêu như thể chẳng yêu hơn thế nữa

thu đi xa, đông chạm ngõ lâu rồi

thế mà em vẫn cao sang rực rỡ

ta chậm chân nhấp nhổm đứng ngồi.



Em vàng son đi ra từ gác tía

cứ như mưa như nắng cần lao

ta ngập giữa vàng hoa bốn phía

nghe rưng rưng như thể ai chào!



Vàng như thể chẳng vàng hơn được nữa

em hồn nhiên “thiêu hóa” cao xanh

chầm chậm bước và đừng lần lữa

dã quỳ ơi, lòng đuối phía mong manh!



Phố núi

Thành phố những ngọn đèn sương ấm

Cơn mê đưa lạc giấc tơ mành

Một Pleiku da mây hồng phấn

Ta nghiêng đêm rót lên chòng chành.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T



Ôi đất đỏ như niềm vui mời mọc

Em và cà phê đồng vị bên đời

Ta hóa gió thổi bay rừng tóc

Câu thơ tan trong mắt ai cười.



Ta ít nói, em thì hiền thục

Có khác chi núi lặng với mây ngừng

Một hòn than tự mình thành rạo rực

Thành câu buông ở lại giữa lưng chừng…



Gửi phía mờ xa



Chẳng nghĩ được gì ngoài niềm vui

thơ như cát nằm im choàng voan trắng

em đến rồi đi bỏ lại cuối câu dấu lặng

tôi gập ghềnh nhân thế cái cầm tay.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T



Chẳng nói được gì đêm ơi có hay

ngọn đèn vàng gối phập phồng ảo ảnh

tiếng chim khuya nhắc miền đất thánh

có một người cầu nguyện phía... ngày xưa.



Thì thôi cầm lòng mà nghe hát

nghe canh dài hoang hút yêu tin

nghe mật ngọt dáng ong rừng vượt thác

tôi thành một-lặng-im!

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...