Grab triển khai dịch vụ GrabFood tại Thanh Hóa, Vinh và Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
GrabFood có mặt tại Thanh Hóa, Vinh và Pleiku, mở rộng mạng lưới hoạt động lên 18 tỉnh, thành, trở thành nền tảng giao đồ ăn có độ phủ rộng nhất.
Hôm nay 2/1, Grab chính thức triển khai dịch vụ GrabFood tại TP. Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa), TP. Vinh (Nghệ An) và TP. Pleiku (Gia Lai). Như vậy các thành phố này đã có đủ các dịch vụ Grab gồm: di chuyển, giao nhận hàng hóa, giao nhận thức ăn, thanh toán không dùng tiền mặt.
Với việc triển khai này, GrabFood hiện đã có mặt tại 18 tỉnh thành, trở thành nền tảng giao nhận thức ăn có mạng lưới rộng nhất Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại.
 
Tài xế GrabFood nhận đồ ăn tại GrabKitchen. Ảnh: H.Đ
Năm 2019 GrabFood là nền tảng giao nhận thức ăn được sử dụng thường xuyên nhất tại Việt Nam. Theo báo cáo của Kantar công bố vào tháng 8/2019, 87% người dùng lựa chọn GrabFood là nền tảng giao thức ăn họ sử dụng thường xuyên nhất.
Trong nửa đầu năm 2019, GrabFood, nền tảng giao nhận thức ăn hàng đầu Việt Nam, đạt tổng giá trị giao dịch tăng 400%, ghi nhận số lượng đơn hàng xử lý trung bình hàng ngày lên đến 300.000 đơn hàng.
Grab cũng là đơn vị tiên phong đưa mô hình “căn bếp trung tâm" (cloud kitchen) vào hoạt động tại Việt Nam với tên gọi GrabKitchen, được đặt tại quận Thủ Đức và quận Bình Thạnh (TP.HCM).
Năm 2019 tổng lượng giao dịch thanh toán qua ví Moca trên ứng dụng Grab tăng 131%, với số lượng người dùng tương tác hàng tháng tăng hơn 121%. GrabExpress là một trong những nền tảng giao nhận hàng hóa tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam, với mức tăng trưởng 97%.
H.Đ (ICTNews)

Có thể bạn quan tâm

Xe chở đá vương vãi gây mất an toàn giao thông trên quốc lộ 19B

Xe chở đá vương vãi gây mất an toàn giao thông trên quốc lộ 19B

(GLO)- Thời gian qua, người dân xã Ia Nan (huyện Đức Cơ) sinh sống gần khu vực mỏ khai thác của Công ty TNHH Thương mại Tân Vĩnh Phát (xã Ia Nan) liên tục phản ánh về việc các xe ben chở đá từ khu vực mỏ ra quốc lộ 19B không được che đậy kỹ càng khiến đá vương vãi xuống lòng đường. 

Hiện nay, việc thu hút các hộ kinh doanh vào mua bán tại chợ đang gặp nhiều khó khăn. Ảnh: V.T

Hướng đi nào cho chợ dân sinh trong thời đại số

(GLO)- Chợ dân sinh (hay còn gọi là chợ truyền thống) từ lâu là phần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt, gắn kết cộng đồng, lưu giữ nét văn hóa. Thế nhưng, trước làn sóng mạng lưới bán lẻ hiện đại mở rộng, thương mại điện tử bùng nổ, chợ dân sinh đang đối mặt với thách thức lớn.