Góp ý hoàn thiện "Chiến lược quốc gia phát triển đội ngũ trí thức đến năm 2030"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)-Đó là chủ đề Hội thảo diễn ra tại Hà Nội ngày 14-9, do Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam (HHVN) tổ chức, với sự tham dự góp ý của các trí thức, nhà khoa học trong hệ thống LHHVN. Tiến sĩ khoa học Phan Xuân Dũng-Chủ tịch LHHVN chủ trì hội thảo.

Quang cảng hội thảo. Ảnh: Cổng TTĐT Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam
Quang cảng hội thảo. Ảnh nguồn Cổng TTĐT Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam

Chủ tịch LHHVN cho rằng, thực trạng phát triển của đội ngũ trí thức và yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới với nhận thức về tầm vai trò quan trọng của trí thức đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, Đảng, Nhà nước đã chỉ đạo các cơ quan hữu quan xây dựng chiến lược nói trên. Giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về kết quả tăng trưởng kinh tế, chất lượng cuộc sống của người dân. Tuy vậy, Việt Nam vẫn tồn tại những điểm hạn chế, trong đó có tình trạng thiếu lao động trình độ cao cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là các chuyên gia đầu ngành. Đây là yếu tố then chốt có tính quyết định tới quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam.

Việc xây dựng và hoàn thiện chiến lược phát triển đội ngũ trí thức vì vậy là sự thể hiện vai trò của trí thức góp phần thực hiện Kết luận 52/KL-TW ngày 30-5-2019 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước.

Dự thảo chiến lược đề ra 5 quan điểm lớn chỉ đạo xuyên suốt, định hướng cho sự phát triển, 2 mục tiêu tổng quát và 3 nhóm chỉ tiêu cụ thể về phát triển đội ngũ trí thức, và đầu tư phát triển đội ngũ này. Chiến lược cũng đề ra 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chung cho các nhóm trí thức và 8 nhóm nhiệm vụ giải pháp riêng áp dụng cho một số nhóm trí thức đặc thù.

Làm rõ thêm nội dung dự thảo đề án, Phó Tổng thư ký LHHVN, Tiến sĩ Phạm Văn Tân nhìn nhận, dự thảo là công trình công phu, sản phẩm có 117 trang cùng các phụ lục, tư liệu quan trọng. Đề án chiến lược tập trung đánh giá hiện trạng đội ngũ trí thực Việt Nam sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyêt 27-NQ/TW; đánh giá bối cảnh, tình hình quốc tế và trong nước giai đoạn vừa qua và sắp tới ảnh hưởng đến đội ngũ trí thức; có tham khảo kinh nghiệm các nước và chính sách liên quan; tập trung làm rõ các quan điểm, phương châm, chính sách, định hướng, mục tiêu và giải pháp phát triển đội ngũ trí thức giai đoạn 2021-2030.

Góp ý cho dự thảo đề án, hầu hết các đại biểu cho rằng nhóm xây dựng cần nghiên cứu phân loại trí thức theo 3 khu vực (Nhà nước, thị trường, xã hội dân sự) để tránh chồng chéo, bất cập và không rõ ràng khi phân thành 7, 8 loại như trong dự thảo. Các mục tiêu thiên về định lượng mà chưa thấy chất lượng phát triển của đội ngũ trí thức. Các nguyên nhân kém phát triển chưa thể hiện được đầy đủ ít nhất ở 3 góc độ: Cơ sở kinh tế, cơ sở xã hội, cách tổ chức nghiên cứu và ứng dụng khoa học không phù hợp. Cần cân đối chính sách phát triển thể hiện sự quan tâm giữa các nhóm trí thức. Trên thực tế, đầu tư tài chính cho khoa học công nghệ còn thấp, chưa đạt 0,7% tổng sản phẩm nội địa làm cho nền khoa học và công nghệ chưa trở thành động lực phát triển kinh tế-xã hội...

Các ý kiến cũng thống nhất đối với 3 yếu tố chính để khuyến khích, thu hút nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, đó là đãi ngộ về thu nhập, môi trường hoạt động sáng tạo và sự tôn vinh. Ở nước ta, cả ba yếu tố này đều còn nhiều bất cập. Người làm khoa học chủ yếu hưởng lương hành chính với mức thu nhập thấp. Điều kiện, môi trường và văn hóa làm khoa học chưa khuyến khích đổi mới sáng tạo. Những lý do trên khiến nhà khoa học phai nhạt dần đam mê nghiên cứu, sự tự tin và hoài bão cống hiến.

Khẳng định góp ý của các đại biểu có giá trị rất lớn, LHHVN sẽ tổng hợp các ý kiến tại hội thảo gửi tới các cơ quan soạn thảo để tiếp thu, sửa đổi và hoàn thiện Dự thảo chiến lược này.

 

T.S(từ TTXVN, Cổng TTĐT Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam)

 

Có thể bạn quan tâm

Bằng tình yêu nghề, mến trẻ nên dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng cô Ksor H'Hiền vẫn quyết tâm gắn bó với sự nghiệp trồng người. Ảnh: Vũ Chi

Ksor H'Hiền: Gia cảnh khó khăn vẫn quyết tâm gắn bó với bục giảng

(GLO)- Mặc dù đời sống giáo viên đã được cải thiện nhiều so với trước đây, song vẫn còn những trường hợp thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên hợp đồng đang phải vật lộn với gánh nặng mưu sinh. Cô giáo Ksor H’Hiền (tổ 2, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là một trường hợp như thế.

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy học môn học này khi chưa có giáo viên.

Sắp có khung năng lực số cho người học

Sắp có khung năng lực số cho người học

Theo Dự thảo Thông tư ban hành Khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân đang được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 6 miền năng lực, giúp người học có được năng lực số phù hợp với từng cấp học bậc học.