Google 'nhồi nhét' AI vào sản phẩm để bắt kịp ChatGPT

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Một chỉ thị nội bộ yêu cầu 'AI có năng lực sản xuất nội dung mới' phải được tích hợp vào mọi sản phẩm của Google trong vài tháng tới.
Một chỉ thị nội bộ của Google lọt vào tay báo chí cho thấy công ty đang tăng cường tích hợp AI vào sản phẩm của mình. Nguồn: Bloomberg

Một chỉ thị nội bộ của Google lọt vào tay báo chí cho thấy công ty đang tăng cường tích hợp AI vào sản phẩm của mình. Nguồn: Bloomberg

Trí tuệ nhân tạo (AI) được cho là thế mạnh của Google. Công ty đã gây dựng được danh tiếng nhờ đặt cược dài hạn vào tất cả các loại công nghệ tương lai, và phần lớn các nghiên cứu nền tảng của làn sóng chatbot dựa trên AI hiện nay đã được thực hiện trong phòng thí nghiệm của họ.

Tuy nhiên, một công ty khởi nghiệp mang tên OpenAI đã nổi lên trong vai trò tiên phong của một dòng sản phẩm được gọi là “AI có năng lực sản xuất nội dung mới”, khi ra mắt ChatGPT vào tháng 11/2022. Đó là những chương trình có thể tạo ra văn bản, hình ảnh hoặc âm thanh chỉ dựa trên chút dữ liệu đầu vào ít ỏi mà người dùng nhập vào cho nó.

Thành công bất ngờ của OpenAI khiến công ty mẹ của Google là Alphabet phải chạy nước rút để bắt kịp một lĩnh vực công nghệ cốt yếu, có khả năng ảnh hưởng tới tương lai của công ty.

ChatGPT, thứ mà một số người cho rằng là thách thức cuối cùng đối với công cụ tìm kiếm truyền thống Google Search, dường như đang nhân đôi sự đe dọa mà Google phải đối mặt, bởi quan hệ đối tác chặt chẽ giữa OpenAI và gã khổng lồ công nghệ Microsoft.

Các nhân viên, cựu nhân viên và một số người thân cận với Alphabet chia sẻ với trang tin Bloomberg rằng cảm giác như Google có thể bị tụt lại phía sau trong một lĩnh vực mà họ từng coi là thế mạnh chính đã tạo ra sự lo lắng không nhỏ.

Những người này yêu cầu được giấu tên vì các thông tin không trên không được phép nói trước công chúng. Một nhân viên vẫn đang làm ở Google cho biết: “Có một sự kết hợp rất không tích cực, giữa những kỳ vọng cao bất thường và nỗi bất an lớn, đối với bất kỳ sáng kiến nào liên quan tới AI”.

Theo lời của một cựu nhân viên, nỗ lực mới của Alphabet khiến Giám đốc điều hành Sundar Pichai như phải sống lại thời gian ông còn là giám đốc sản xuất, bởi phải xem xét từng chi tiết trong tính năng sản phẩm - một công việc ở mức thấp hơn nhiều so với vị trí ông đang đảm nhiệm hiện nay. .

Larry Page và Sergey Brin - những người đồng sáng lập Google - cũng đã tham gia nhiều hơn vào các hoạt động của công ty so với các năm trước. Thậm chí, Brin còn trực tiếp đệ trình các thay đổi về mã (code) cho Bard, một chatbot của Google giống như ChatGPT.

Hàng ngũ quản lý cấp cao của Google đã tuyên bố “báo động đỏ”, đi kèm với chỉ thị rằng tất cả các sản phẩm quan trọng nhất của công ty - những sản phẩm có trên 1 tỷ người dùng - phải kết hợp “AI có năng lực sản xuất nội dung mới” trong vòng vài tháng tới, theo một nguồn tin chia sẻ.

Và như một bằng chứng cho thấy thông tin này là chính xác, đầu tháng 3 vừa qua, Alphabet thông báo rằng những người sáng tạo nội dung trên nền tảng chia sẻ video YouTube sẽ sớm có thể sử dụng công nghệ AI để hoán đổi các trang phục ảo.

Một số cựu nhân viên của Google cho biết sự việc khiến họ nhớ về lần cuối cùng công ty đưa ra một nhắc nhở nội bộ, về việc phải tích hợp mọi sản phẩm chủ chốt vào một ý tưởng mới: kế hoạch phát triển mạng xã hội Google+ hồi năm 2011.

Giám đốc điều hành Pichai của Google. Nguồn: Bloomberg

Giám đốc điều hành Pichai của Google. Nguồn: Bloomberg

Đây không phải là một sự so sánh hoàn hảo. Google chưa từng được xem như người đi đầu trong lĩnh vực mạng xã hội, trong khi chuyên môn của họ về AI là điều không thể phủ nhận. Dẫu vậy, cảm giác mang lại khá giống nhau.

Lâu nay, phần thưởng dành cho nhân viên là thứ đã thúc đẩy Google đi tới thành công. Nhưng một số nhân viên và cả cựu nhân viên Google nói rằng với chủ trương mới từ công ty mẹ, năng lực của họ được đánh giá tốt hoặc xấu đi tùy thuộc vào khả năng của họ trong việc tích hợp AI vào trong công việc.

Điều này dẫn tới việc công ty thực hiện hàng chục kế hoạch tích hợp AI có khả năng tạo nội dung mới. “Chúng tôi đang thực hiện vô số thử nghiệm, với hy vọng một trong số chúng sẽ thành công. Nhưng như thế vẫn không đủ để thay đổi công ty và trở nên cạnh tranh hơn,” một nhân viên Google chia sẻ.

Sau rốt thì nỗ lực tập trung nguồn lực cho Google+ đã thất bại. Mạng xã hội này phải chật vật tìm cách hút người dùng. Đến năm 2018, Google phải tuyên bố đóng cửa sản phẩm với người dùng.

Một cựu giám đốc điều hành Google coi sự thất bại với Google+ giống như một lời cảnh báo sớm. “Yêu cầu của Larry là mọi sản phẩm phải có yếu tố mạng xã hội. Và nó đã kết thúc khá tệ,” người này nói.

Tuy nhiên một phát ngôn viên của Google đã bác bỏ mọi so sánh giữa nỗ lực mới của công ty và chương trình Google+. Theo người này, công ty hiện chủ yếu khuyến khích nhân viên thử nghiệm các công cụ AI trong phạm vi nội bộ để tìm ra sản phẩm xuất sắc nhất. Hầu hết các nhân viên Google đều không dành nhiều thời gian cho AI, trừ những người làm việc cho các dự án có liên quan, người phát ngôn cho biết thêm.

Google không đơn độc khi cho rằng AI là tất cả trong bối cảnh hiện tại. Thung lũng Silicon hiện đang dồn lực cho hoạt động phát triển AI.

Được biết thời gian qua, giám đốc điều hành của Meta Platform là Mark Zuckerberg đã tập trung nhiều hơn vào AI so với metaverse - thứ công nghệ mà gần đây anh tuyên bố là nền tảng của công ty.

Theo giới quan sát, áp lực mà các chương trình dựa trên AI tạo ra với Google là một sự nhắc nhở đáng hoan nghênh. Nhưng về lâu dài, việc OpenAI và sản phẩm của công ty “chiếm sóng” quan tâm trong vài tháng không phải là điều gì quá quan trọng, dựa trên những gì mà Google đã làm được cho tới nay.

Cần biết rằng Pichai đã bắt đầu gọi Google là công ty “ưu tiên AI” từ năm 2016. Công ty cũng sử dụng công nghệ máy học (machine learning) để thúc đẩy kinh doanh trong nhiều năm liền.

Ngoài ra, Google còn lồng ghép AI vào các sản phẩm tiêu dùng cốt lõi như Gmail hay Google Photos, nơi họ có thể sử dụng công nghệ để giúp người dùng soạn email hay sắp xếp các bức ảnh.

Trong một phân tích gần đây, công ty nghiên cứu Zata Alpha đã kiểm tra 100 tài liệu nghiên cứu AI được trích dẫn nhiều nhất từ năm 2020 đến năm 2022 và thấy rằng Google vẫn thống trị lĩnh vực này.

Amin Ahmad, cựu nghiên cứu viên AI tại Google, người đồng sáng lập công ty Vectara cho biết: “Cuối cùng, tất cả đều tưởng rằng Google là một gã khổng lồ đang ngủ quên nên bị tụt lại phía sau và phải chơi trò đuổi bắt. Tôi nghĩ thực tế không hoàn toàn như vậy. Theo tôi, Google rất giỏi trong việc áp dụng công nghệ AI vào một số sản phẩm cốt lõi của họ và đi trước các đối thủ cùng ngành trong nhiều năm”.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

(GLO)- Chiều 14-11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Gia Lai tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh.

Việc áp dụng, duy trì và cải tiến HTQLCL theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2015 góp phần cải thiện và nâng cao chỉ số cải cách hành chính, chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của CQHCNN trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Nhật Hào

Gia Lai áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015

(GLO)-Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 2555/KH-UBND về triển khai hoạt động xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 tại các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2025.