Google mua điện hạt nhân phục vụ AI

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Để cung cấp năng lượng cho hoạt động trí tuệ nhân tạo (AI), Google vừa ký kết một thỏa thuận mua điện từ các lò phản ứng hạt nhân mini do start-up Kairos Power xây dựng.

Theo thỏa thuận, lò phản ứng module nhỏ (SMR) đầu tiên do Kairos phát triển dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối thập kỷ này. Các lò phản ứng tiếp theo sẽ được đưa vào vận hành cho đến năm 2035, tạo ra tổng cộng 500 Mw điện.

8508c8f71b16a248fb07-7968.jpg
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Trong một cuộc họp báo, Giám đốc Năng lượng và Khí hậu của Google đã chia sẻ: Chúng tôi tin rằng năng lượng hạt nhân đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tăng trưởng bền vững và thúc đẩy sự phát triển của AI. Lưới điện cần những nguồn năng lượng sạch, đáng tin cậy để có thể hỗ trợ cho việc xây dựng và vận hành các công nghệ này.

Điện hạt nhân được xem là nguồn năng lượng ổn định hơn so với năng lượng mặt trời và gió, có thể đáp ứng nhu cầu điện năng khổng lồ của AI. Vì vậy, các “ông lớn” công nghệ như: Microsoft, Amazon và Google cũng đang nhanh chóng mở rộng quy mô trung tâm dữ liệu để đáp ứng nhu cầu tính toán khổng lồ của cuộc cách mạng AI; đồng thời, tìm kiếm các nguồn năng lượng mới trên toàn cầu.

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đảng và Nhà nước ta xác định mục tiêu lắp đặt từ 6-17 GW điện gió ngoài khơi (ĐGNK) giai đoạn 2030-2035. Một số tổ chức trong nước và quốc tế đã có những nghiên cứu sơ bộ về tiềm năng điện gió ngoài khơi.

null