Gmail triển khai tính năng mã hóa đầu cuối

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Google vừa công bố kế hoạch triển khai mã hóa đầu cuối (E2EE) cho dịch vụ Gmail, mở rộng đến tất cả người dùng.

Điều này có nghĩa người dùng Gmail sẽ nhận được E2EE mà không nhất thiết phải đăng ký sử dụng Google Workspace. Giao thức E2EE dựa trên việc trao đổi chứng chỉ sẽ là giải pháp thay thế cho S/MIME - một công nghệ thường được áp dụng trong các tổ chức lớn.

Tính năng mới sẽ được triển khai dần đến tất cả người dùng Gmail
Tính năng mới sẽ được triển khai dần đến tất cả người dùng Gmail

Google cam kết quy trình mã hóa này sẽ không làm phức tạp hóa trải nghiệm của người dùng thông thường và sẽ không tạo ra gánh nặng cho các quản trị viên IT. Cụ thể, email sẽ được mã hóa ở phía máy khách và có thể được gửi từ người dùng Gmail doanh nghiệp đến bất kỳ ai. Nếu người nhận cũng sử dụng Gmail, họ sẽ không cần thực hiện cấu hình bổ sung và giao diện Gmail sẽ hiển thị thông tin về thư được mã hóa.

Trong trường hợp người nhận không sử dụng Gmail, họ sẽ nhận được một thông báo email cho biết đã nhận được một tin nhắn được mã hóa, kèm theo liên kết để xác thực tài khoản email. Sau khi xác thực, người nhận sẽ có quyền truy cập tạm thời vào tài khoản Gmail hạn chế để xem và trả lời email được mã hóa.

Không cần sử dụng Gmail cũng có thể nhận tin nhắn mã hóa

Google cho biết quy trình này tương tự như việc chia sẻ tài liệu Workspace với người bên ngoài công ty, cho phép quản trị viên IT kiểm soát quyền truy cập và đảm bảo dữ liệu không bị lưu trữ trên máy chủ của bên thứ ba.

Mặc dù vậy, Google cũng cảnh báo liên kết xác thực có thể bị nhầm lẫn với các email lừa đảo, vì vậy người dùng chỉ nên nhấp vào liên kết này nếu họ hoàn toàn tin tưởng vào người gửi. Đối với những người nhận đã cấu hình S/MIME, email được mã hóa sẽ được gửi đến họ như bình thường.

Trong một bài đăng trên blog, Google nhấn mạnh: "Khả năng này giúp loại bỏ sự phức tạp truyền thống và cải thiện trải nghiệm người dùng, đồng thời duy trì quyền sở hữu dữ liệu, quyền riêng tư và khả năng kiểm soát bảo mật".

Việc triển khai mã hóa đầu cuối sẽ diễn ra theo từng giai đoạn, bắt đầu từ hôm nay. Ngoài E2EE, Google cũng đã ra mắt một số tính năng mới cho Gmail, bao gồm nhãn phân loại hiển thị mức độ nhạy cảm của từng email và các quy tắc ngăn ngừa mất dữ liệu mà quản trị viên IT có thể thiết lập để tự động xử lý email. Bên cạnh đó, Google cũng tích hợp các công cụ hỗ trợ AI vào hệ thống phát hiện thư rác và lừa đảo của Gmail nhằm giảm thiểu số lượng email độc hại lọt qua bộ lọc.

Có thể bạn quan tâm

Ý thức bảo mật

Ý thức bảo mật

Tại Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia (NCA) vừa qua, đại tướng Lương Tam Quang - Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hiệp hội An ninh mạng quốc gia - nhấn mạnh:

Vợ chồng Giáo sư Trần Thanh Vân nhận Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh hạng Sĩ quan do Tổng thống Pháp trao tặng

Vợ chồng Giáo sư Trần Thanh Vân nhận Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh hạng Sĩ quan do Tổng thống Pháp trao tặng

(GLO)-Tổng thống Pháp vừa ký sắc lệnh trao tặng Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh hạng Sĩ quan cho Giáo sư Trần Thanh Vân-Chủ tịch Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam ở Pháp, Giám đốc Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) và Giáo sư Lê Kim Ngọc-Chủ tịch Hội Bảo trợ trẻ em Việt Nam tại Pháp.

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đảng và Nhà nước ta xác định mục tiêu lắp đặt từ 6-17 GW điện gió ngoài khơi (ĐGNK) giai đoạn 2030-2035. Một số tổ chức trong nước và quốc tế đã có những nghiên cứu sơ bộ về tiềm năng điện gió ngoài khơi.

null