“Giữ lửa” dân ca Jrai qua YouTube

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với niềm đam mê và sự sáng tạo, anh Ksor Blik (SN 1988, làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) đã lập kênh YouTube “Blik Ksor” để gìn giữ và lan tỏa dân ca Jrai cùng những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.

Ngay từ nhỏ, Blik đã bộc lộ năng khiếu âm nhạc nhưng do điều kiện khó khăn, anh không có cơ hội theo đuổi ước mơ. Sau nhiều năm gắn bó với công việc nhà nông, anh nhận thấy nhiều người lớn tuổi trong làng rất yêu thích dân ca Jrai, song giới trẻ thì ngày càng ít người quan tâm đến việc gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hóa này.

Vì vậy, anh Blik nảy ra ý tưởng ghi lại các bài dân ca và chia sẻ lên kênh YouTube. Ban đầu, anh chỉ quay những thước phim đơn giản của người già trong làng hát bằng tiếng Jrai. Sau đó, anh dần thử sức sáng tác và đăng tải các video do chính mình thể hiện. Những video này nhanh chóng thu hút sự quan tâm của mọi người.

Năm 2019, anh Blik quyết định theo đuổi đam mê âm nhạc. Chỉ với chiếc điện thoại thông minh nhỏ gọn, anh tự sáng tác, quay và dựng video một cách chỉn chu. Sau đó, anh đưa những tác phẩm lên kênh YouTube “Blik Ksor” của mình.

“Ban đầu, mình làm YouTube chỉ để thỏa đam mê và mong muốn góp phần gìn giữ những bài dân ca Jrai. Sau này, khi lượt theo dõi tăng lên, mình kiếm thêm được một chút thu nhập”-anh Blik chia sẻ.

8e24f14a93cf2c9175de.jpg
Anh Ksor Blik. Ảnh: L.H

Để có một video hoàn chỉnh, anh Blik phải dành nhiều thời gian cho việc sáng tác, quay dựng. Mỗi tuần, anh cho ra mắt 1-2 video. Sau gần 6 năm, nhiều video trên kênh của anh đã đạt đến hàng triệu lượt xem. Trong đó, video “Rơ ngot bơnai rơ gao kŏ” (tạm dịch: Nỗi buồn khi vợ không chung thủy) thu hút hơn 3,1 triệu lượt xem.

Các video của anh Blik thường là cảnh ruộng lúa, rừng cây, nhà sàn quen thuộc. Chính sự mộc mạc ấy giúp người xem cảm nhận được hơi thở cuộc sống của đồng bào Jrai. Một trong những video giúp anh đến gần hơn với khán giả là “Tơloi tơnap tap ami ta” (tạm dịch: Những khổ cực của mẹ).

“Mình dành nhiều tâm huyết cho bài hát này với mong muốn lột tả nỗi vất vả của người mẹ, đồng thời gửi lời tri ân sâu sắc đến những người mẹ đã hy sinh cả đời vì con cái”-anh Blik bộc bạch.

chan-dung-chang-trai-jrai-gin-giu-dan-ca-jrai-qua-youtube-anh-nvcc.jpg
Chân dung chàng trai Jrai gìn giữ dân ca Jrai qua Youtube. Ảnh: NVCC

Ngoài hình ảnh gần gũi, video của anh Blik còn chạm đến trái tim người nghe nhờ giai điệu da diết, giọng hát ấm áp và ca từ chân phương. Chị Siu H’Nguyệt (làng Mrông Yố, xã Ia Ka, huyện Chư Păh) chia sẻ: “Anh Blik là một trong số ít thanh niên Jrai sáng tạo nội dung và đăng tải dân ca Jrai trên mạng xã hội. Anh cũng là người truyền cảm hứng đến mình và lớp trẻ trong việc gìn giữ, phát huy những truyền thống tốt đẹp của người Jrai”.

Dù chưa từng qua trường lớp đào tạo âm nhạc nào, song các sáng tác và video của anh Blik lại dễ dàng đi vào lòng người, khiến khán giả nghe đi nghe lại mà không chán. Mỗi khi nghe những bài dân ca trên kênh YouTube của Blik, bà Rcom H’Juin (buôn Mi Hoan, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện) lại nghẹn ngào.

“Tôi theo dõi kênh của Blik đã hơn 3 năm. Dù tuổi đời còn trẻ nhưng Blik đã sáng tác nhiều bài mang âm hưởng dân ca Jrai hay và ấn tượng. Tiếng hát của Blik và giai điệu âm nhạc làm tôi nhớ đến khung cảnh buôn làng khi xưa”-bà H’Juin tâm sự.

Còn bà Byil (mẹ của anh Blik) thì chia sẻ: “Mình rất vui khi con trai yêu thích và tâm huyết với dân ca Jrai. Thấy con đạt được những thành tựu như hiện nay, mình tự hào lắm. Hy vọng con sẽ tiếp tục làm đẹp, gìn giữ những giai điệu âm nhạc của người Jrai đến bạn bè trong và ngoài nước”.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

(GLO)- Bài thơ “Đừng buồn nhé, em!” của Nguyễn Đức Nam phản ánh một thông điệp sâu sắc về thời gian, sự thay đổi và sự chấp nhận trong cuộc sống. Tác giả dùng hình ảnh dòng sông để minh họa cho những chu kỳ trong đời người và những thăng trầm mà mỗi người phải trải qua.

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

(GLO)- Mùa xuân không chỉ đơn thuần là thời gian mà còn là biểu tượng của sự tái sinh, của tình yêu thương, sự đoàn tụ và những ước nguyện hạnh phúc. Đó cũng chính là thông điệp mà tác giả Lê Vi Thủy gửi gắm đầy nhẹ nhàng, tinh tế trong bài thơ "Mùa em". Mời các bạn cùng đọc.

Thơ Hoàng Hương Giang: Em về bình minh

Thơ Hoàng Hương Giang: Em về bình minh

(GLO)- Qua bài thơ "Em về bình minh", dường như tác giả Hoàng Hương Giang muốn mang lại một thông điệp mạnh mẽ về việc tìm lại chính mình, về sự nối kết giữa con người với thiên nhiên. Và cuối cùng chính là niềm tin vào một tương lai sán lạn, dẫu có phải trải qua những phút giây cô đơn, thử thách.

Có một đêm văn công như thế

Có một đêm văn công như thế

(GLO)- Hôm ấy, bà con các làng ai ai cũng háo hức chờ đợi. Mới 17 giờ, bà con đã tập trung trước sân trụ sở xã Al Bá chờ đợi đêm diễn. Khi đó, tôi nhớ mình đã viết một bài báo có nhan đề “Đêm văn công ở vùng trắng văn công”...

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

(GLO)- Cảm giác về tình yêu qua lời thơ của Dương Kỳ Anh thật lãng mạn và đắm say. Điển hình, trong bài thơ "Đi giữa vườn xuân", tác giả không chỉ miêu tả vẻ đẹp của vườn xuân mà còn khéo léo lồng vào đó sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên, giữa tình yêu lứa đôi và tình yêu Tổ quốc.

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

(GLO)- Bài thơ "Gọi xuân" của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng mang đậm không khí của mùa đông, song cũng là lời mời gọi, khắc khoải của mùa xuân. Từng câu thơ như một niềm khát khao về sự thay đổi, hồi sinh và tươi mới...

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

(GLO)- Mùa xuân vừa đến, cho ta cái cớ để nhìn lại chặng đường dài mình đã đi qua. Thêm một tuổi là thêm nhiều những hạnh ngộ và chia ly, nguyện ước và mong chờ. Nhưng chừng nào còn tha thiết với đời là ta còn “tuổi ngọc”. Bài thơ của tác giả Lữ Hồng dưới đây như thay lời muốn nói...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

(GLO)- Bài thơ "Quê ngoại" của Nguyễn Ngọc Hạnh không chỉ là lời tỏ bày tình cảm quê hương mà còn là một thông điệp sâu sắc về sự gắn bó với cội nguồn. Quê hương dù có xa hay gần, luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, là điểm tựa để chúng ta tìm về trong những lúc lạc lõng nhất.

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

(GLO)- "Hoa vô thường" của Lê Từ Hiển mang đậm dấu ấn của sự chiêm nghiệm về cuộc đời, sự vô thường của thời gian qua những biến chuyển của thiên nhiên. Mỗi câu thơ như một khoảnh khắc dịu dàng, mà ở đó, tác giả lặng lẽ nhìn nhận và đón nhận mọi biến động của đời sống...

Ảnh minh họa: HUYỀN TỶ

Thơ Võ Duy: Khói đổi mùa

(GLO)- Không chỉ nói về sự thay đổi của thiên nhiên, "Khói giao mùa" của tác giả Võ Duy còn phản ánh sự chuyển mình trong tâm hồn con người, sự đan xen giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, giữa những kết thúc và khởi đầu mới tốt đẹp trong cuộc sống.

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

(GLO)- Năm 2024 được xem là năm “mưa giải thưởng” của văn học nghệ thuật (VHNT) Gia Lai tại các liên hoan, cuộc thi khu vực và toàn quốc, trong đó có nhiều giải cao. Đây là ghi nhận xứng đáng cho sự đầu tư, nỗ lực trong lĩnh vực đòi hỏi sức sáng tạo không ngừng của đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà.