(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.
(GLO)- Tôi sinh hoạt cùng anh chị em văn nghệ sĩ ở Gia Lai-Kon Tum từ những năm cuối thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Khi ấy, phong trào nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian (Folklore) đang rộ lên. Tôi tự cảm thấy đây là lĩnh vực cũng cần tìm hiểu và có trách nhiệm với nơi mình đang sống.
(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
(GLO)- Những ai ở căn cứ Krong (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) thời chống Mỹ chắc hẳn đã từng nghe giọng hát Hơ Blơng (hiện trú tại làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku). Chưa được học qua một trường lớp âm nhạc nào, chỉ bằng khả năng thiên phú, bà đã đem giọng ca “có lửa“ dấn thân hết mình vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, để lại trong lòng người đương thời dấu ấn khó phai…
(GLO)- Vốn tài hoa, người Jrai khi vui hay buồn đều cất tiếng hát đúng với tâm trạng, cảm xúc chân thật, giản dị của con người mình. Lời ca tự sự về cuộc sống, về tình người, tiếp biến qua các thế hệ để lại di sản âm nhạc dân gian mảng màu đặc sắc. Nhiều nghệ nhân ở vùng đất Krông Pa hiện vẫn còn lưu giữ di sản âm nhạc cổ truyền như mạch chảy âm thầm tưới mát cho đời sống tinh thần.
(GLO)- Với mong muốn bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Jrai, nhiều gia đình ở huyện Ia Pa đang cố gắng bảo tồn và truyền dạy lại cho lớp kế cận những nét văn hóa âm nhạc đặc sắc của dân tộc mình.
(GLO)- Bà Rah Lan H'Gô là niềm tự hào của dân làng Apa Ama Đă (xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) bởi giọng hát dân ca Jrai mượt mà, ấm áp. Bà cũng là “hạt nhân“ trong các hội thi, hội diễn văn hóa truyền thống ở địa phương.
(GLO)- Với bà Kpuih H'Rat (làng Tel, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê) thì hát dân ca là một hình thức sinh hoạt cộng đồng không thể thiếu trong mọi hoạt động văn hóa, văn nghệ của làng, nhất là khi có lễ hội. Vì vậy, những năm qua, bà luôn quan tâm tới việc bảo tồn các làn điệu dân ca truyền thống.
(GLO)- Theo cách hiểu phổ quát thì dân ca là những bài hát cổ (có cả phần nhạc và lời), không có tác giả, được truyền khẩu trong dân gian, nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác nhằm diễn đạt tâm tình của cá nhân người thể hiện, mang rõ đặc trưng, phong tục tập quán của một dân tộc. Từ đây, chúng ta có thể thống nhất cách tiếp cận cả nội dung và hình thức ở một số dân ca của các dân tộc bản địa Tây Nguyên đã được sưu tầm thời gian qua. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu và phân tích một số khía cạnh trong quan niệm về tình yêu đôi lứa thể hiện qua các bài dân ca Jrai được phổ biến ở các cộng đồng dân tộc địa phương.