Giới đầu tư Trung Quốc "đổ xô" mua lại cổ phần doanh nghiệp Việt

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến hết quý I, giới đầu tư Trung Quốc đã đổ hơn 5,87 tỷ USD vào Việt Nam, trong đó hơn 4,17 tỷ USD vào góp vốn, mua lại cổ phần doanh nghiệp Việt.
Thời gian qua, với những diễn biến liên quan đến cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cùng những Hiệp định thương mại tự do Việt Nam tham gia ký kết, nhiều dự báo đã được đưa ra về việc dòng vốn đầu tư sẽ chảy từ Trung Quốc sang Việt Nam nhằm tận dụng cơ hội cũng như đề phòng ngừa rủi ro.
Thực tế diễn ra một phần nào đã cho thấy những dự báo là chuẩn xác. Số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, hết quý I, giới đầu tư Trung Quốc đã đổ hơn 5,87 tỷ USD vào Việt Nam.
Giới đầu tư Trung Quốc thường tìm các doanh nghiệp Việt hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông sản xuất khẩu, thép xây dựng, điện tử, logistics
Nhưng điều đáng nói là hơn 70% trong số vốn đó lại thông qua việc tìm mua cổ phần của các doanh nghiệp. Số vốn đầu tư mới, tăng thêm chỉ 1,6 tỷ USD, chiếm chưa đầy 30% tổng lượng vốn mà các nhà đầu tư Trung Quốc đổ vào Việt Nam.
 
Giới đầu tư Trung Quốc thường tìm các doanh nghiệp Việt hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông sản xuất khẩu, thép xây dựng, điện tử, logistics, bất động sản, dịch vụ tài chính và lữ hành...
Một thống kê của Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM (HAWA) cho thấy, trong năm 2018 có khoảng 65 doanh nghiệp gỗ nước ngoài đã đầu tư chính thức vào Việt Nam, trong đó có tới 23 doanh nghiệp đến từ Trung Quốc.
Sự chuyển dịch đầu tư sang Việt Nam của doanh nghiệp chế biến gỗ Trung Quốc diễn ra gần hai năm nay được cho là nhằm hưởng lợi từ các FTA nêu trên. Điều này tạo ra những thách thức cho các doanh nghiệp ngành đồ gỗ - thủ công mỹ nghệ trong nước.
Trước tình hình trên, các chuyên gia cũng cảnh báo rằng, việc phụ thuộc quá lớn vào nguyên liệu đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc, nếu các doanh nghiệp Việt không tính toán kỹ sẽ rất dễ bị thâu tóm chiếm lĩnh thị phần. Và sẽ không tránh khỏi việc tuột mất cơ hội từ FTA, CPTPP… mang lại.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý cần phải có kế hoạch để ứng phó với vấn đề này. Theo đó, việc hợp tác với các doanh nghiệp Trung Quốc nên trong chừng mực và phải tính toán kỹ những cơ hội cũng như bất lợi trước khi quyết định hợp tác đầu tư, kinh doanh.
Minh Lê (PetroTimes)

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai đạt 141 tỷ đồng doanh thu thuần trong quý III năm nay, thấp hơn cùng kỳ 12%; lỗ ròng 182 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 199 tỷ đồng. Như vậy, quý III năm nay là quý thua lỗ thứ 14 liên tiếp của doanh nghiệp này.

Sắp diễn ra thương vụ 'khủng' của Sabeco

Sắp diễn ra thương vụ 'khủng' của Sabeco

Tổng Công ty CP Bia rượu Nước Giải Khát Sài Gòn sẽ chi hơn 830 tỷ đồng để mua công khai hơn 37,8 triệu cổ phiếu SBB của Công ty CP Tập đoàn Bia Sài Gòn - Bình Tây và chi hơn 100 tỷ đồng để mua hơn 2 triệu cổ phiếu WSB của Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền Tây.