Gìn giữ giá trị văn hóa nghề gốm truyền thống làng cổ Bát Tràng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Làng gốm cổ Bát Tràng nằm ở tả ngạn sông Hồng (thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội), cách trung tâm thành phố hơn 10km về phía Đông Nam. Làng được hình thành cách đây hơn 500 năm, từ thời nhà Lý. Trải qua bao biến cố thăng trầm cùng thời gian nhưng cái tên Bát Tràng vẫn tồn tại và ngày càng phát triển cho đến tận bây giờ.

 

Sản phẩm gốm Bát Tràng từ trước tới nay đều được đánh giá cao về chất lượng, có nhiều kiểu dáng, mẫu mã và chủng loại như gốm gia dụng, đồ thờ tự, gốm mỹ thuật, gốm xây dựng và gốm trang trí... có mặt trên khắp mọi miền đất nước và các châu lục trên thế giới.

Làng gốm Bát Tràng không chỉ là nơi làm nên một thương hiệu sản phẩm mang tính quốc gia, góp phần gìn giữ giá trị văn hóa của Thủ đô mà còn là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Nội.


 

Những con ngõ nhỏ hun hút của làng cổ Bát Tràng, khiến cho du khách khi đến đây như đến một thế giới khác, trở về với quá khứ.
Những con ngõ nhỏ hun hút của làng cổ Bát Tràng, khiến cho du khách khi đến đây như đến một thế giới khác, trở về với quá khứ.
 
Hình ảnh tái hiện việc nung gốm Bát Tràng phía bên trong những chiếc lò bầu còn sót lại cho tới ngày nay. Du khách khi ghé qua nơi đây sẽ hiểu rõ hơn về cách thức làm ra một sản phẩm gốm trong những chiếc lò cổ được xây dựng từ những năm cuối thế kỉ XIX.
Hình ảnh tái hiện việc nung gốm Bát Tràng phía bên trong những chiếc lò bầu còn sót lại cho tới ngày nay. Du khách khi ghé qua nơi đây sẽ hiểu rõ hơn về cách thức làm ra một sản phẩm gốm trong những chiếc lò cổ được xây dựng từ những năm cuối thế kỉ XIX.
Công đoạn nặn, vuốt tạo hình sản phẩm luôn là một công đoạn khó nhất, được thực hiện từ những người thợ lành nghề với đôi tay khéo léo.
Công đoạn nặn, vuốt tạo hình sản phẩm luôn là một công đoạn khó nhất, được thực hiện từ những người thợ lành nghề với đôi tay khéo léo.
 Cách phơi than độc đáo trên những bức tường ở làng cổ Bát Tràng.
Cách phơi than độc đáo trên những bức tường ở làng cổ Bát Tràng.
Công đoạn tạo hoa văn cho sản phẩm gốm.
Công đoạn tạo hoa văn cho sản phẩm gốm.
Tồn tại với hơn 500 năm làm nghề gốm truyền thống, làng Bát Tràng vẫn còn lưu giữ được rất nhiều giá trị văn hóa. Theo thời gian đường làng ngõ xóm nơi đây cũng nhuốm màu xưa cũ với những bức tường và mái ngói rêu phong.
Tồn tại với hơn 500 năm làm nghề gốm truyền thống, làng Bát Tràng vẫn còn lưu giữ được rất nhiều giá trị văn hóa. Theo thời gian đường làng ngõ xóm nơi đây cũng nhuốm màu xưa cũ với những bức tường và mái ngói rêu phong.
Một gian hàng giới thiệu các sản phẩm gốm mỹ nghệ tại làng cổ Bát Tràng.
Một gian hàng giới thiệu các sản phẩm gốm mỹ nghệ tại làng cổ Bát Tràng.
Du khách khi tới Bát Tràng sẽ được trải nghiệm các hoạt động như vuốt, nặn vẽ tạo hình các sản phẩm gốm.
Du khách khi tới Bát Tràng sẽ được trải nghiệm các hoạt động như vuốt, nặn vẽ tạo hình các sản phẩm gốm.
Nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng, làng cổ Bát Tràng là làng nghề truyền thống nổi tiếng và lâu đời nhất ở Việt Nam về các sản phẩm từ gốm sứ. Năm 1958, nhà nước thực hiện đào sông Bắc Hưng Hải - Đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải làm thuỷ lợi tưới tiêu cho một vùng đồng ruộng rộng lớn của 3 tỉnh: Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, tạo ra thêm một con đường mới đi vào xã Bát Tràng bằng đường sông.
Nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng, làng cổ Bát Tràng là làng nghề truyền thống nổi tiếng và lâu đời nhất ở Việt Nam về các sản phẩm từ gốm sứ. Năm 1958, nhà nước thực hiện đào sông Bắc Hưng Hải - Đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải làm thuỷ lợi tưới tiêu cho một vùng đồng ruộng rộng lớn của 3 tỉnh: Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, tạo ra thêm một con đường mới đi vào xã Bát Tràng bằng đường sông.


Chùm ảnh: Trọng Đạt (TTXVN)
 

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.