Giấy Tân Mai thuê 4500 ha đất 10 năm không xong dự án trồng rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều diện tích đất rừng được giao làm dự án tại Đắk Lắk nhưng sau đó bị người dân lấn chiếm, xâm canh. Ảnh: P.V
Nhiều diện tích đất rừng được giao làm dự án tại Đắk Lắk nhưng sau đó bị người dân lấn chiếm, xâm canh. Ảnh: P.V
Được tỉnh Đắk Lắk cho thuê hơn 4.500ha đất để trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng nhưng Cty CP Tập đoàn giấy Tân Mai (Tập đoàn Tân Mai) không thực hiện đúng theo cam kết ban đầu. Hơn 10 năm được cho thuê đất, chủ đầu tư không những chậm triển khai dự án mà còn buông lỏng quản lý để gần 273ha đất bị người dân xâm canh, lấn chiếm trái phép.
Không thực hiện theo cam kết
Tập đoàn Tân Mai được UBND tỉnh Đắk Lắk thuê hơn 4.500ha đất để thực hiện đầu tư 2 dự án trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng tại huyện Lắk theo các quyết định của UBND tỉnh Đắk Lắk vào năm 2001 và năm 2009. Sau hơn 10 năm thực hiện 2 dự án đến nay, Tập đoàn Tân Mai có nhiều diện tích đất trống chưa trồng rừng hay một số diện tích rừng đã trồng nhưng tỉ lệ rừng trồng đạt thấp. Dù được thuê hàng nghìn hécta đất với cam kết quản lý bảo vệ và trồng rừng nhưng Tập đoàn Tân Mai chậm triển khai dự án.
Mãi đến giữa năm 2018, UBND huyện Lắk có văn bản nêu rõ, nếu chủ đầu tư không xây dựng kế hoạch, xác định thời gian thực hiện cụ thể và tổ chức trồng rừng, huyện đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk thu hồi dự án, trả lại cho địa phương quản lý, sử dụng theo quy định.
Trước sự hối thúc của chính quyền địa phương, ngày 28.8 vừa qua, Tập đoàn giấy Tân Mai đã có báo cáo về quá trình thực hiện 2 dự án. Theo đó, với 4.500ha đất được giao đến nay có hơn 2.100ha đất đã đầu tư trồng rừng. Hiện tại, một số khu vực trồng rừng có chỉ tiêu sinh trưởng cây trồng đạt thấp nên hiệu quả không cao. Riêng đối với 383ha rừng tự nhiên quản lý bảo vệ, hằng năm chủ đầu tư có tổ chức lực lượng quản lý, bảo vệ.
Việc chậm trễ trồng rừng đối với diện tích hơn 1.700ha đất còn lại được lý giải là bởi có khoảng 1.200/1.700ha có khả năng trồng được rừng, còn số 500ha còn lại không thể trồng được rừng bởi chủ yếu là đất khe suối, núi đá. Tập đoàn Tân Mai cam kết từ nay đến năm 2023 sẽ trồng được từ 300-500ha. Riêng đối với 273ha đất trong vùng dự án đã bị xâm canh, lấn chiếm, chủ đầu tư đã lập phương án thu hồi, di dời, giải tỏa và trồng rừng.
Thu hồi nếu chủ đầu tư tiếp tục thất hứa
Quá trình thực hiện các dự án quản lý bảo vệ và trồng rừng của Tập đoàn Tân Mai là chưa đạt hiệu quả cao. Từ lý do này nên ngày 18.9 vừa qua, Sở NNPTNT Đắk Lắk có công văn yêu cầu Tập đoàn Tân Mai thực hiện đúng mục tiêu, quy hoạch của dự án đã được thẩm định trước đó; thực hiện hiệu quả công tác trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ vườn cây; quản lý bảo vệ rừng, đất đai vùng dự án theo đúng phương án quản lý bảo vệ rừng đã được thẩm định.
Trước cam kết mỗi năm phải trồng từ 300-500ha rừng, Sở NNPTNT nhận định, nếu từ nay đến hết mùa vụ trồng rừng năm 2019, Tập đoàn không tổ chức thực hiện theo đúng cam kết, Sở sẽ có phương án, đề xuất UBND tỉnh xử lý theo quy định của pháp luật. Riêng đối với 273ha đất bị xâm canh, lấn chiếm, Sở NNPTNT đề nghị chủ đầu tư phối hợp với UBND huyện Lắk phối hợp thực hiện xử lý, thu hồi.
Trao đổi với Báo Lao Động, một lãnh đạo Hạt kiểm lâm huyện Lắk thông tin: Nhiều diện tích trong 273ha đất bị xâm canh, lấn chiếm trên đã bị người dân lấn chiếm từ trước đó. Hiện ngành chức năng cùng chủ đầu tư đang thu hồi đất đã bị lấn chiếm nhưng thực tế là khó thực hiện. “Trước khi Tập đoàn Tân Mai nhận hơn 4.500ha đất này thì đã có nhiều diện tích bị dân lấn chiếm. Số diện tích này người dân đã sản xuất hoa màu, làm nương rẫy từ rất lâu. Tôi cho rằng việc thu hồi là điều không thể” - vị lãnh đạo Hạt kiểm lâm huyện Lắk nói.

Thanh tra tỉnh Đắk Lắk từng kết luật nhiều Cty lâm nghiệp trên địa bàn sau khi được giao đất rừng đã để mất hàng chục nghìn hécta. Có thể kể ra các cái tên như Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Rừng Xanh, Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea Wy, Cty Lâm nghiệp Thuần Mẫn. Cụ thể, vào năm 2009, Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Rừng Xanh được UBND tỉnh Đắk Lắk giao và cho thuê gần 14.000ha đất, rừng tại huyện Ea Súp. Tuy nhiên từ năm 2012 đến tháng 10.2016, đơn vị này đã buông lỏng công tác quản lý bảo vệ rừng để người dân lấn chiếm hơn 2.000ha đất rừng. Hay như gần 5.000ha do Cty Lâm nghiệp Thuần Mẫn (đóng tại huyện Ea H’leo) quản lý, sử dụng, có khoảng 2.000ha đã bị người dân lấn chiếm, xâm canh.

Hữu Long (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Sáng tạo bắt đầu từ mỗi chi tiết máy

Sáng tạo bắt đầu từ mỗi chi tiết máy

(GLO)- Giữa công xưởng sản xuất Công ty TNHH Mountech-Chi nhánh Bình Định (hoạt động trên lĩnh vực may mặc ở phường Bình Định, tỉnh Gia Lai), những công nhân kỹ thuật như anh Võ Sỹ Hậu và anh Lê Xuân Cảnh đã lặng lẽ cống hiến bằng những sáng kiến nhỏ mà hiệu quả lớn.

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn tiếp Tập đoàn Công nghệ SOS của Úc

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn tiếp Tập đoàn Công nghệ SOS của Úc

(GLO)- Ngày 1-7, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn đã có buổi làm việc với ông Greg Soster-Giám đốc Tập đoàn Công nghệ SOS (Úc) và đại diện Hiệp hội Du lịch Úc tại Việt Nam. Buổi làm việc nhằm trao đổi, tìm hiểu tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực du lịch, bất động sản và công nghệ xây dựng.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Doanh nghiệp kỳ vọng cuộc 'cách mạng hành chính'

Doanh nghiệp kỳ vọng cuộc 'cách mạng hành chính'

Chỉ còn 2 tuần nữa, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức vận hành trên cả nước. Một cuộc "cách mạng" tái cấu trúc toàn diện từ không gian địa lý đến bộ máy, con người... đang thổi một làn gió mới đầy hào hứng tới cộng đồng doanh nghiệp.

null