Giao thừa năm ấy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hồi nhỏ, vào đêm 30 Tết, trước khi đi ngủ, tôi dặn mẹ: “Giao thừa nhớ kêu con dậy”. Mẹ bảo: “Con nít con nôi, ngủ sớm cho mau lớn, giao thừa giao thung cái gì”.

Tôi phụng phịu: “Không, con muốn đón Giao thừa! Mẹ không kêu con tự thức”. Nói vậy mà tôi làm thiệt. Đêm 30, tôi ráng kiếm chuyện bày ra chơi đợi Giao thừa. Chơi chán mà nhìn lại đồng hồ thấy thời gian trôi sao chậm chạp. Thấy tôi cứ ngồi gà gật, mẹ thương hại nhượng bộ: “Thôi, đi ngủ đi, Giao thừa mẹ gọi”.

Mừng quá, tôi “vâng” một tiếng rõ lớn phi thẳng vô giường, lăn ra ngủ...

Tới lúc mở mắt thì trời đã sáng bạch. Khóc mếu đi tìm mẹ bắt đền, mẹ bảo: “Mẹ gọi mấy lần mà con đâu có chịu dậy”. Ấm ức nhưng đành thua do tôi biết mẹ nói thật.

Rút kinh nghiệm, những năm sau, tôi dặn: “Hễ Giao thừa gọi con không dậy, mẹ cứ… véo con thật đau nhé”. Mẹ vừa gật vừa cười.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Thời ấy, quê tôi chưa có điện. Đêm Giao thừa cũng chỉ chong đèn nhưng là cây đèn “gia bảo” to đùng ngày thường cất kỹ trong tủ. Chiều 30, ba thận trọng bê đèn ra lau chùi cẩn thận từ thân đến bóng, sau đó rót đầy dầu. Cây đèn được ba mang đặt giữa bàn thờ chính.

Chị em ngồi ghế nhìn má sắp bánh, nhìn ba loay hoay chỉnh sửa ban thờ, đặt bánh trái, thắp hương, nhìn bóng cả nhà in lên vách, cử động lại qua cứ như đang xem… chiếu bóng.

Ngoài trời tối thui, lạnh buốt, trái ngược với trong nhà sức nóng của đèn tỏa ấm sực, sáng trưng. Khói hương trầm tỏa ra ngan ngát. Khói như sợi dây mong manh nối liền 2 thế giới, nối ngôi nhà ấm cúng với trời đất trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.

Mấy chị em kiên nhẫn ngồi chờ. Thi thoảng sốt ruột, đứa này huých nhẹ đứa kia thì thầm, không dám nói to. Mãi rồi cũng tới lúc tàn hương để ba vái tạ, xong bưng đĩa bánh trên ban thờ xuống. Vẫn là bánh mứt đó nhưng sao ăn lúc Giao thừa, tôi luôn có cảm giác ngon hơn.

Chúng tôi lớn lên, rời tổ ấm bay đi, không còn những Giao thừa bên nhau như thời nhỏ. Tới lượt tôi làm cha, đêm Giao thừa cũng phải lo cúng kiếng. Khác cái, trong đêm Giao thừa, các con tôi đứa bận làm, đứa đi chơi với bạn. Vậy nên, cũng đã từ lâu, chỉ còn tôi trong đêm trừ tịch lặng lẽ đốt nén hương trên ban thờ tiên tổ.

Có thể bạn quan tâm

Gia tài của cha

Gia tài của cha

(GLO)- Hoài niệm về ký ức quãng đời sống cùng cha mẹ, anh chị em chúng tôi thường nhắc đến gia tài của cha-di sản truyền thế hệ, chất keo kết dính tình thủ túc dường như chẳng có nỗi buồn.

Nhớ khói đốt đồng

Nhớ khói đốt đồng

(GLO)- Mỗi khi tiết trời chuyển mình vào hạ, tôi lại chộn rộn một nỗi nhớ không tên. Tôi nhớ quê, nhớ cánh đồng, nhớ mùi khói đốt đồng lan trong gió chiều nhè nhẹ. Đó là mùi của đất, của nắng, của thời gian và tuổi thơ nơi đồng bãi.

Bên chiếc cầu thang nhà dài

Bên chiếc cầu thang nhà dài

(GLO)- Ngày trước, khi đến buôn Đôn (Đắk Lắk), tôi được ngắm nhìn những ngôi nhà dài bằng gỗ lâu niên của người Ê Đê đẹp đến nao lòng. Ấn tượng đầu tiên là 2 chiếc cầu thang dẫn lên nhà sàn còn in đậm vết thời gian.

Vấn vương bông gòn

Vấn vương bông gòn

(GLO)- Trong vườn còn sót lại một cây gòn. Đến mùa, chúng bung ra những bông nhẹ bẫng, mềm như mây trắng vắt ngang trời, theo gió tản mát muôn phương.

Nẻo về tháng Tư

Nẻo về tháng Tư

(GLO)- Bước chân trên dải biên cương một ngày tháng Tư nắng đượm, tôi thốt nhiên nhớ tới mấy câu thơ của Nguyễn Bình Phương: “Những cột mốc vùng biên bóng trải xiêu xiêu/Dãy núi oằn lên từng nhịp thở”.

Gió đồng mùa hạ

Gió đồng mùa hạ

(GLO)- Gió từ cánh đồng quê lại thổi tràn qua ô cửa nhỏ, mang theo hương thơm nồng nàn của lúa non và mùi ngai ngái của đất sau cơn mưa đầu mùa.

Mùa rẫy tới

Mùa rẫy tới

Mấy ngày nay thường hay có dông vào buổi chiều. Gió ùn ùn thốc tới. Mây từ dưới rừng xa đùn lên đen sì như núi, bao trùm gần kín khắp bầu trời. A Blưn thấy ông nội lẩm nhẩm tính rồi nói mấy hôm nữa đi phát rẫy.

Bài học đầu đời

Bài học đầu đời

(GLO)- Mãi đến bây giờ, cánh tay tôi vẫn còn một vết sẹo. Vết sẹo đỏ ửng, kéo dài trông thật “thiếu thẩm mỹ”. Bạn bè khuyên đi xóa sẹo nhưng tôi lại không muốn. Bởi lẽ, với tôi, vết sẹo ấy gắn liền cùng kỷ niệm về bài học đầu đời.

Tháng Tư về nguồn

Tháng Tư về nguồn

(GLO)- Chúng tôi đến TP. Hồ Chí Minh giữa những ngày tháng Tư lịch sử, vào đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Mưa đầu hạ

Mưa đầu hạ

(GLO)- Pleiku vào hạ không báo trước bằng cái nóng gắt gao, cũng chẳng cần đến tiếng ve râm ran hay sắc phượng rực trời. Chỉ cần một cơn mưa đầu mùa, bất chợt, ào ạt mà vô cùng êm dịu là biết hè đã chạm ngõ.

Lưu bút

Lưu bút

(GLO)- Lưu bút không đơn thuần là một cuốn sổ. Nó là nơi giữ lại cả một khoảng trời tuổi trẻ, nơi từng nét chữ đều mang theo một phần ký ức.

Mùa cá cơm

Mùa cá cơm

(GLO)- Đã mấy bận đến xã Nhơn Lý (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), tham quan hầu hết thắng cảnh, thưởng thức đủ mọi đặc sản bậc nhất, tôi từng nghĩ mình am tường vùng đất này lắm. Vậy mà, khi lang thang đến bến cá Nhơn Lý, tôi mới nhận ra những gì mình biết chỉ lớp vỏ bên ngoài.

Hương ngọc lan

Hương ngọc lan

(GLO)- Hương ngọc lan là mùi hương thanh khiết nhất mà tôi được biết trong tuổi thơ của mình. Đó là sự dịu ngọt nhẹ nhàng và vô cùng gây thương nhớ cho người lữ khách.

Đọc để hiểu mình

Đọc để hiểu mình

(GLO)- Khi nhìn một người ngồi đọc sách, tôi thường có cảm giác rất bình an. Sự bình an như nguồn năng lượng được truyền đến từ hình ảnh rất đẹp trước mắt.

Cơn mưa ngang qua

Cơn mưa ngang qua

Tiết trời vào sáng sớm khá oi nồng, nhưng bầu trời lại phủ kín một màu mây xám đục chứ không trong trẻo như mọi khi. Rồi bất chợt mưa rào rào mà không có gió, có sấm báo trước.

Giai âm tiếng lòng

Giai âm tiếng lòng

(GLO)- Nếu tin rằng mọi thứ đều có nguyên do thì lý do ra đời của cây đàn guitar chắc hẳn là niềm ưu ái vô bờ mà thượng đế đặc biệt ban tặng cho con người.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Xôn xao chợ núi

Xôn xao chợ núi

(GLO)- Chợ núi cũng như bao khu chợ ở nhiều vùng miền khác, là nơi mua bán trao đổi, gặp gỡ chuyện trò. Song, chính sự chân chất, bình dị của những phiên chợ này lại khiến bao người nhớ nhung.