Giải thưởng Tạ Quang Bửu: Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học hội nhập quốc tế

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia - Cơ quan thường trực Giải thưởng Tạ Quang Bửu cho biết, từ năm 2023, giải thưởng sẽ mở rộng việc xem xét trao giải cho các nhà khoa học nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, khoa học nhân văn. Điểm mới này thực hiện theo quy định tại Thông tư 18/2023/TT-BKHCN do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 15/8/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Giải thưởng Tạ Quang Bửu.
Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Ngô Việt Trung và Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lệ Thu - 2 nhà khoa học đoạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022.

Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Ngô Việt Trung và Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lệ Thu - 2 nhà khoa học đoạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022.

Sau thời gian triển khai và đạt được những kết quả nhất định trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, việc mở rộng giải thưởng sang lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn là cần thiết. Các tiêu chí đánh giá, xét tặng giải thưởng được áp dụng chung bên cạnh việc xem xét tính đặc thù trong mỗi lĩnh vực.

Cũng theo Thông tư 18/2023/TT-BKHCN, Giải thưởng Tạ Quang Bửu cũng có một số điểm mới khác, áp dụng từ năm 2023, đó là giải thưởng sẽ tiếp nhận hồ sơ theo hình thức đề cử.

Đây là hoạt động phù hợp với thông lệ quốc tế trong tổ chức giải thưởng khoa học, giúp tăng chất lượng hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng, đồng thời tránh việc nhà khoa học xuất sắc phải “xin” cơ quan quản lý khen thưởng mình.

Bên cạnh đó, Hội đồng Giải thưởng sẽ xem xét, lựa chọn nhà khoa học để trao giải thưởng thông qua việc đánh giá kết quả nghiên cứu cơ bản trong tối đa ba (từ một đến ba) bài báo khoa học quốc tế được công bố trong thời gian bảy năm. Điều này giúp xem xét toàn diện hơn thành tích của các nhà khoa học, đồng thời vẫn duy trì cơ hội cho các nhà khoa học trẻ tương đương với các nhà khoa học có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu.

Tần suất và cơ cấu giải thưởng cũng được điều chỉnh. Giải thưởng được tổ chức định kỳ ba năm/lần và được tăng số lượng giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ (dưới 35 tuổi) đối với mỗi nhóm lĩnh vực. Việc giảm tần suất tổ chức giải thưởng nhằm mục tiêu chính là nâng cao số lượng và chất lượng hồ sơ đăng ký và đề cử giải thưởng trong mỗi kỳ tổ chức, nhất là khi giải thưởng được mở rộng cho lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.

Được biết, trong quá trình triển khai Giải thưởng Tạ Quang Bửu, Bộ Khoa học và Công nghệ, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia - Cơ quan thường trực giải thưởng, đã tiếp nhận được những ý kiến đóng góp tâm huyết từ các nhà khoa học, nhà quản lý trong các hội đồng khoa học chuyên ngành, hội đồng giải thưởng và từ các tổ chức khoa học công nghệ trên khắp cả nước với mong muốn giải thưởng được tổ chức tốt hơn nữa, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, đáp ứng lòng mong mỏi của cộng đồng khoa học nói chung và cộng đồng khoa học nghiên cứu cơ bản nói riêng.

Thông tư 18/2023/TT-BKHCN ra đời giúp Giải thưởng Tạ Quang Bửu tiệm cận các thông lệ quốc tế.

Giải thưởng được tổ chức định kỳ ba năm/lần và được tăng số lượng giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ (dưới 35 tuổi) đối với mỗi nhóm lĩnh vực. Việc giảm tần suất tổ chức giải thưởng nhằm mục tiêu chính là nâng cao số lượng và chất lượng hồ sơ đăng ký và đề cử giải thưởng trong mỗi kỳ tổ chức, nhất là khi giải thưởng được mở rộng cho lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.

Giải thưởng Tạ Quang Bửu bắt đầu triển khai từ năm 2014, nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có kết quả công bố xuất sắc trong nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, góp phần thúc đẩy khoa học và công nghệ Việt Nam hội nhập và phát triển.

Đây là giải thưởng trong nước đầu tiên vinh danh các nhà khoa học có công trình khoa học xuất sắc mang tầm thế giới. Các nhà khoa học được giải thưởng không chỉ được cộng đồng khoa học trong nước mà cả cộng đồng khoa học thế giới công nhận có đóng góp xuất sắc thật sự cho khoa học.

Tính đến hết năm 2022, đã có 18 nhà khoa học là tác giả của các công trình khoa học xuất sắc và bốn nhà khoa học trẻ đã được trao tặng giải thưởng trong tổng số hơn 400 hồ sơ đăng ký tham dự.

Giải thưởng đã ghi nhận sự đa dạng về độ tuổi, về giới tính, về vùng miền của các nhà khoa học trên cả nước. Giải thưởng đã được trao cho các nhà khoa học thuộc đầy đủ các ngành trong khoa học tự nhiên và kỹ thuật, với các công trình tính lý thuyết thuần túy (thuộc các ngành Toán học, Vật lý, Khoa học thông tin và máy tính), cũng như các công trình có tính ứng dụng cao, sát với thực tế của Việt Nam (thuộc các ngành Vật lý-vật liệu, Hóa học, Khoa học trái đất và môi trường, Y dược, Nông nghiệp).

Sắp tới, Giải thưởng Tạ Quang Bửu tiếp nhận các hồ sơ tham dự giải thưởng năm 2024. Với hy vọng nâng cao hơn nữa chất lượng các hồ sơ tham dự và các hồ sơ được đề nghị trao tặng giải thưởng, Bộ Khoa học và Công nghệ, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia cho biết, rất mong muốn các nhà khoa học, các tổ chức khoa học và công nghệ trên cả nước quan tâm, giới thiệu các đề cử có chất lượng của các đồng nghiệp tới ban tổ chức.

Tính đến hết năm 2022, đã có 18 nhà khoa học là tác giả của các công trình khoa học xuất sắc và bốn nhà khoa học trẻ đã được trao tặng giải thưởng trong tổng số hơn 400 hồ sơ đăng ký tham dự.

Đại diện Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia cho biết, trong quá trình triển khai, chất lượng phù hợp thông lệ quốc tế là điểm quan trọng nhất, luôn được lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ nhấn mạnh khi chỉ đạo triển khai tổ chức Giải thưởng Tạ Quang Bửu. Chính việc yêu cầu cao về chất lượng theo thông lệ quốc tế đã dần tạo nên uy tín của giải thưởng.

Để thực hiện được điều này, một số điểm quan trọng đã được thiết kế và nghiêm túc thực hiện như: Đặt ra tiêu chí rõ ràng, phù hợp thông lệ quốc tế để đánh giá, lựa chọn ứng viên, đó là đánh giá ứng viên giải thưởng thông qua chất lượng các kết quả nghiên cứu cơ bản được ứng viên công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín. Chất lượng các kết quả nghiên cứu cơ bản được xác định qua ý nghĩa và giá trị của nghiên cứu, có tham khảo chất lượng, xếp hạng tạp chí khoa học đăng tải các kết quả nghiên cứu cơ bản.

Việc đánh giá chất lượng các kết quả nghiên cứu cơ bản, lựa chọn ứng viên giải thưởng được thực hiện qua hai vòng đánh giá nghiêm ngặt, vòng một đánh giá bởi các hội đồng khoa học nghiên cứu cơ bản của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, gồm các nhà khoa học cùng ngành; vòng hai đánh giá bởi Hội đồng giải thưởng, gồm các nhà khoa học xuất sắc, uy tín cao ở nhiều ngành khác nhau. Cả hai vòng đánh giá đều có tham khảo đánh giá của chuyên gia quốc tế độc lập.

Uy tín, sự thành công trong nghiên cứu khoa học của các thành viên Hội đồng giải thưởng Tạ Quang Bửu trong môi trường học thuật quốc tế đỉnh cao và công tác đánh giá xét chọn hoàn toàn chủ động, dân chủ và độc lập của Hội đồng Giải thưởng cũng là yếu tố quan trọng đem lại thành công, chất lượng và uy tín cho giải thưởng.

Có thể nói, giải thưởng đã góp phần động viên, khích lệ các nhà khoa học thực hiện các nghiên cứu cơ bản xuất sắc, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học trong nước hội nhập quốc tế.

Nhiều nhà khoa học cho rằng, uy tín mà giải thưởng đã có được là dựa trên một quá trình chọn lọc rất chặt chẽ và nghiêm túc; giải thưởng đã đem lại sự công nhận cho những công trình của các nhà khoa học đặc biệt xứng đáng, khích lệ họ quyết tâm theo đuổi đam mê của mình, tạo nên những tấm gương cho cộng đồng khoa học trong nước.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tập trung nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Gia Lai tập trung nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương quán triệt quan điểm, định hướng, phát huy tinh thần “1 mục tiêu”, “2 trụ cột”, “3 đột phá”, “4 không”, “5 đẩy mạnh, tăng cường” nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn.

Sở Y tế Gia Lai hướng dẫn triển khai thí điểm sổ sức khoẻ điện tử phục vụ tích hợp trên VNeID

Sở Y tế Gia Lai hướng dẫn triển khai thí điểm sổ sức khoẻ điện tử phục vụ tích hợp trên VNeID

(GLO)- Sáng 8-11, Sở Y tế Gia Lai tổ chức hội nghị trực tuyến hướng dẫn các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh triển khai kế hoạch số 2597/KH-UBND của UBND tỉnh Gia Lai về thí điểm thực hiện sổ sức khoẻ điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID.