'Giấc mộng Trung Hoa' về không gian

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trung Quốc đã phóng thành công tàu vũ trụ Thiên Vấn 2 nhằm thu thập mẫu từ một tiểu hành tinh. Đây là một phần trong các dự án khám phá không gian quy mô lớn của Trung Quốc, bao gồm thám hiểm Mặt trăng, sao Hỏa, phóng vệ tinh quan sát Trái đất và kế hoạch xây dựng căn cứ trên Mặt trăng.

Tàu vũ trụ Thiên Vấn 2 được phóng vào không gian. Ảnh: THX
Tàu vũ trụ Thiên Vấn 2 được phóng vào không gian. Ảnh: THX

Khoảng cách dần thu hẹp

Trang mạng The Conversation cho hay, trong lĩnh vực không gian, vũ trụ, Trung Quốc đã mất rất nhiều thời gian mới được công nhận là cường quốc. Ví dụ, vệ tinh đầu tiên của Trung Quốc được đưa vào quỹ đạo vào năm 1971, chậm hơn Liên Xô và Mỹ gần 10 năm. Phải đến năm 2003, hơn 40 năm sau chuyến bay của nhà du hành người Nga Yuri Gagarin, Trung Quốc mới có một nhà thám hiểm hoàn thành chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ.

Thế nên, mục tiêu đầu tiên của Trung Quốc là phải thu hẹp khoảng cách này. Cách nay 10 năm, khẩu hiệu chính sách không gian của nước này vẫn là “bắt kịp” - nghĩa là tiếp thu và nắm vững các kỹ thuật mà các cường quốc không gian khác như Mỹ, Nga, châu Âu và Nhật Bản đã đạt được. Trong thời gian dài, mong muốn bắt kịp đã được Bắc Kinh thể hiện rõ trong Sách Trắng - tài liệu chính thức giới thiệu các hoạt động không gian, được xuất bản 5 năm một lần cùng với các kế hoạch 5 năm, từ năm 2000 đến nay.

Trung Quốc đã bảo đảm nguồn tài trợ và xác định rõ các ưu tiên lâu dài. Chính tính liên tục này tạo lợi thế cho các chương trình không gian dài hạn. Tiêu biểu là trạm vũ trụ Thiên Cung, hoạt động trên quỹ đạo từ năm 2021, được xây dựng hơn 30 năm sau khi chương trình được quyết định và 18 năm sau chuyến bay đầu tiên của phi hành gia Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong Sách Trắng mới nhất, xuất bản năm 2022, cách diễn đạt của Bắc Kinh đã thay đổi rõ rệt, Trung Quốc nhấn mạnh sẽ làm những điều chưa từng thực hiện trước đây, thu hẹp khoảng cách với các cường quốc vũ trụ khác.

Vươn lên cường quốc hàng đầu

Bà Isabelle Sourbès-Verger, chuyên gia người Pháp nghiên cứu về chính sách không gian của các cường quốc, cho hay, về danh chính ngôn thuận, Trung Quốc không tuyên bố cạnh tranh với Mỹ. Thay vào đó, họ tập trung vào lòng tự hào dân tộc và mong muốn được công nhận là một cường quốc hàng đầu - “giấc mộng Trung Hoa” vào năm 2049. Đối với Bắc Kinh, việc trở thành nước đầu tiên lập căn cứ trên Mặt trăng không phải là ưu tiên mà là hoàn thành các sứ mệnh tự đề ra với những điều kiện của riêng mình.

Trung Quốc đã đạt được những “lần đầu tiên” đáng chú ý: hạ cánh xuống mặt khuất của Mặt trăng hồi năm 2019 (sứ mệnh Hằng Nga 4) và mang mẫu vật về vào năm 2024 (sứ mệnh Hằng Nga 6). Việc hạ cánh ở mặt khuất của Mặt trăng phức tạp hơn liên lạc với Trái đất, nhưng đó là cách Bắc Kinh chứng minh có thể thực hiện những sứ mệnh hoàn toàn mới. Việc đưa được về Trái đất gần 2kg đất từ mặt khuất của Mặt trăng đã thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học trên toàn thế giới, đến mức Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) đã phải can thiệp với Quốc hội Mỹ để các nhà nghiên cứu nước này có thể đăng ký xin nhận mẫu và đã được Trung Quốc cung cấp mẫu vật.

Cơ quan vũ trụ Trung Quốc nhấn mạnh các khái niệm như hợp tác khoa học quốc tế và sự cởi mở, tự xem mình là mô hình thay thế Mỹ, không phân biệt chính trị. Theo bà Verger, việc Mỹ nói đến “mối đe dọa” Trung Quốc trong không gian còn được Bắc Kinh khai thác khéo léo qua các bài viết trích dẫn báo Mỹ để ngầm đề cao hình ảnh của mình.

Tại Mỹ, từ những năm 2000, sự xuất hiện của các công ty tư nhân chuyên về kỹ thuật số và ưu tiên sáng chế như SpaceX của tỷ phú Elon Musk, hay Blue Origin của Jeff Bezos, đã được Chính phủ Mỹ thúc đẩy, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế, bảo đảm vị thế dẫn đầu chiến lược trong các lĩnh vực quan trọng. Chuyên gia Verger cho biết chương trình khám phá không gian của Trung Quốc hiện chưa có sự tham gia của các công ty như SpaceX hay Blue Origin. Vì vậy, bà cho rằng Trung Quốc xem không gian là công cụ bảo đảm quyền tự chủ, trong đó các doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo.

Theo nghiên cứu của chuyên gia người Pháp, tỷ lệ thất bại trung bình của các chương trình thám hiểm không gian từ trước tới nay là gần 50%. Thế nhưng, ngày nay, do nhiều yếu tố, các chuyến thám hiểm của Trung Quốc có tỷ lệ thành công lên đến 100%. Điểm mạnh trong phương pháp tiếp cận của Trung Quốc là kết hợp các kỹ năng đã đạt được, nhưng không nhất thiết là phải tìm kiếm những tiến bộ đột phá về công nghệ như cách làm của Mỹ. Tỷ lệ thành công thực sự là bằng chứng cho thấy lĩnh vực không gian, vũ trụ của Trung Quốc đã chín muồi, đáng tin cậy và được tổ chức tốt, nhất là lại phát triển một cách hoàn toàn tự chủ.

Bà Isabelle Sourbès-Verger nhấn mạnh, Trung Quốc vẫn đang làm những gì đã được lên kế hoạch: lên Mặt trăng và thiết lập một căn cứ tự động, hay thu thập mẫu vật từ sao Hỏa.

Theo MINH CHÂU (sggp.org.vn).

Có thể bạn quan tâm

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

(GLO)- Tại Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra mới đây tại Hà Lan, tổng thống Mỹ D. Trump gần như hài lòng việc 32 thành viên tổ chức quân sự lớn nhất thế giới nhất trí tăng chi tiêu quốc phòng. Điều này ảnh hưởng gì đến Nga, cường quốc có mối liên quan chặt chẽ đến địa chính chị châu Âu?

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

(GLO)- Ngày 25-6, nhóm luật sư đại diện cho cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã nộp văn bản lên Tòa án Quận Trung tâm Seoul phản đối lại lệnh bắt giữ do công tố viên đặc biệt đệ trình, đồng thời cáo buộc lệnh này đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc tố tụng và quyền được bào chữa của ông.

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

(GLO)- Xung đột Nga- Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi cả 2 sắp bước vào cuộc đàm phán thứ 3. Israel và Iran sau 12 ngày nã đạn vào nhau, bên cạnh quyết định tấn công của Mỹ vào Tehran cũng đã tạm ngừng. Liệu có mối liên hệ gì giữa cuộc chiến ở châu Âu và cuộc chiến ở Trung Đông?

Tổng thống Mỹ tuyên bố các cơ sở hạt nhân của Iran bị phá hủy hoàn toàn

Tổng thống Mỹ tuyên bố các cơ sở hạt nhân của Iran bị phá hủy hoàn toàn

(GLO)- Sáng 22-6 (giờ Hà Nội), trong bài phát biểu từ Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố, cuộc không kích của Mỹ nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran là “một chiến thắng quân sự ngoạn mục”; đồng thời, những cơ sở này đã bị “phá hủy hoàn toàn và triệt để”.

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

(GLO)- Tranh chấp, xung đột giữa Campuchia và Thái Lan kéo dài trong lịch sử. Cuộc đọ súng ngày 28/5 gần khu vực biên giới tỉnh Ubon Ratchathani- Thái Lan khiến tình hình thêm nghiêm trọng. 2 nước nỗ lực kéo giảm căng thẳng, trong khi chính trường Thái Lan phát sinh diễn biến khó lường.

Nga và Ukraine sẵn sàng hòa đàm

Nga và Ukraine sẵn sàng hòa đàm

Phát biểu tại cuộc họp với lãnh đạo các hãng thông tấn thế giới bên lề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các nhóm đàm phán của Nga và Ukraine đang duy trì liên lạc và sẵn sàng nối lại các cuộc hòa đàm trực tiếp sau ngày 22/6.

Thủ tướng Thái Lan xin lỗi vì cuộc điện đàm với ông Hun Sen

Thủ tướng Thái Lan xin lỗi vì cuộc điện đàm với ông Hun Sen

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã lên tiếng xin lỗi sau khi cuộc điện đàm giữa bà và Chủ tịch Thượng viện Campuchia, cựu Thủ tướng Hun Sen bị rò rỉ. Cũng trong sáng nay, những người biểu tình bắt đầu tụ tập gần Tòa nhà Chính phủ để yêu cầu Thủ tướng Paetongtarn từ chức sau vụ việc này.

null