Giá thực phẩm ở Pleiku "hạ nhiệt"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau Tết, sức mua đối với các mặt hàng thực phẩm tươi sống đã bắt đầu tăng trở lại. Tuy nhiên, do nguồn cung dồi dào nên giá cả mặt hàng này đã cơ bản “hạ nhiệt” so với những ngày trước đó.
Nguồn cung dồi dào
Nếu như ngày mùng 4 Tết, tại các chợ chỉ lác đác người mua bán thì đến ngày mùng 7, không khí đã bắt đầu sôi động. Khảo sát tại một số chợ trên địa bàn TP. Pleiku cho thấy, hàng thực phẩm được các tiểu thương bày bán với số lượng tương đối dồi dào, giá nhiều loại đã giảm, nhất là mặt hàng rau xanh, trái cây, các loại thịt. Chị Lê Thị Thanh Thủy (tiểu thương ở chợ Hoa Lư) cho biết: “Giá rau xanh các loại đã giảm nhiều so với cách đây vài ngày vì nguồn cung từ các nhà vườn rất dồi dào. Những ngày giáp Tết, giá cà chua, khổ qua, dưa leo tăng rất mạnh nhưng giờ đã giảm 10-15 ngàn đồng/kg. Đặc biệt, giá các loại rau xanh như xà lách, rau cải, mồng tơi, cải cúc, bắp sú lại giảm so với ngày thường, chỉ có rau muống, rau cần là giá tăng nhẹ”.
Do nguồn cung dồi dào nên giá các loại trái cây cũng giảm 10-30 ngàn đồng/kg. Cụ thể, táo đỏ Mỹ giảm còn 70 ngàn đồng/kg, táo xanh 80 ngàn đồng/kg, lê 70 ngàn đồng/kg, cam 45 ngàn đồng/kg, quýt đường 60 ngàn đồng/kg, bưởi 40-70 ngàn đồng/kg… Chỉ riêng các loại trái cây được người mua bày mâm ngũ quả cúng đầu năm như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, thanh long giá vẫn còn cao, thậm chí tăng hơn những ngày giáp Tết. 
 Thủy sản là mặt hàng vẫn còn “neo” giá cao trong những ngày sau Tết. Ảnh: V.T
Thủy sản là mặt hàng vẫn còn “neo” giá cao trong những ngày sau Tết. Ảnh: V.T
Trong khi đó, loại thực phẩm thường được tiêu thụ nhiều sau Tết là thịt bò thì nguồn cung lại không dồi dào do sau Tết không có nhiều người mổ. Tuy vậy, giá thịt bò cũng giảm so với những ngày giáp Tết và trong Tết. Hiện tại, giá thịt bò thăn được bán ở chợ là 290 ngàn đồng/kg (giảm 30 ngàn đồng/kg, nhưng so với ngày thường vẫn cao hơn 20 ngàn đồng/kg); thịt bò bắp giá 240 ngàn đồng (giảm 10 ngàn đồng/kg)… Trong khi thịt bò vẫn “neo” giá ở mức cao thì thịt heo đã cơ bản trở về giá như ngày thường khi các tiểu thương chỉ bán 120 ngàn đồng/kg sườn non, 95 ngàn đồng/kg thịt đùi, 90 ngàn đồng/kg ba chỉ… “Giá các loại thịt sau Tết đã giảm, đến thời điểm này đã trở về như ngày thường. Khác với những năm trước, người dân không còn trữ nhiều thực phẩm trong những ngày Tết nên sức tiêu thụ mặt hàng thịt sau Tết đã nhanh chóng tăng trở lại”-chị Thu Hoa (tiểu thương ở chợ Phù Đổng) cho hay. 
Giá thủy sản vẫn cao
Trong khi giá hầu hết các mặt hàng thực phẩm đã “hạ nhiệt” so với những ngày trong Tết thì giá mặt hàng thủy sản vẫn ở mức cao do nguồn cung hạn chế. Tại một số chợ như: Phù Đổng, Hoa Lư, Trung tâm thương mại Pleiku, lượng người bán mặt hàng thủy sản khá ít, chủng loại cũng rất khiêm tốn. Đã đi dạo quanh một vòng các sạp bán thủy sản nhưng chị Thu Uyên-một khách mua hàng-vẫn chưa quyết định mua vì khi hỏi loại nào cũng bị “hét” giá quá đắt. “Thôi đành ăn thịt vậy, chứ đồ biển thì giá quá mắc, có loại tăng đến 50-70 ngàn đồng/kg so ngày thường. Còn so trước Tết 2 ngày, giá vẫn y vậy chứ chẳng giảm tí nào. Hàng cá đồng cũng tương tự, giá khá cao”-chị Uyên nói. Tuy vậy, vẫn có nhiều khách cũng tỏ ra vui vẻ khi mua thủy sản. Nhanh tay chọn lựa một số loại hải sản, chị Lê Hồng Ngân cho hay: “Gia đình tôi chọn mua hải sản để phục vụ khách nhân ngày mở hàng đầu năm. Tuy giá cao hơn rất nhiều so với ngày thường nhưng những ngày trong Tết ăn thịt nhiều nên muốn đổi vị cho khách”.     
Theo chị Nguyễn Thị Hồng (tiểu thương bán hải sản ở chợ Hoa Lư), từ ngày mùng 3 Tết, chị đã ra chợ bán hàng. Hiện tại, nguồn hàng vẫn chưa mấy dồi dào, giá nhập vẫn rất cao, có loại giá tăng đến một nửa so ngày thường. Vì vậy, giá bán cũng phải tăng theo. “Do giá cao quá nên cũng hạn chế người mua. Tuy mấy ngày này hàng bán chưa nhiều nhưng từ mùng 7 đã có khách trở lại. Bình quân mấy ngày sau Tết, tôi chỉ bán chừng 20-30 kg/ngày”-chị Hồng chia sẻ.
Khảo sát cho thấy, giữ giá cao lâu nhất là tôm với giá 250-450 ngàn đồng/kg (chỉ giảm 10 ngàn đồng/kg so với trước Tết), mực 270-320 ngàn đồng/kg (giảm 20 ngàn đồng/kg), cá chua 100 ngàn đồng/kg (giảm 10 ngàn đồng/kg), cá mú 300 ngàn đồng/kg (giảm 20 ngàn đồng/kg), cá hố 150-180 ngàn đồng/kg (giảm 10 ngàn đồng/kg)… Riêng có loại như cá nục giá 100 ngàn đồng/kg (tăng 20 ngàn đồng/kg so với trước Tết), cá lóc đồng 160 ngàn đồng/kg, tép đồng 180 ngàn đồng/kg…
Vũ Thảo

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

(GLO)- Lần đầu tiên chủ trương xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) được thực hiện ở Gia Lai. Đây là một trong những điểm nhấn nổi bật để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các CCN trên địa bàn, từ đó đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp của địa phương.

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính công của UBND TP. Pleiku. Ảnh Hà Duy

Công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(GLO)- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Trương Hải Long vừa ký ban hành Quyết định số 164/QĐ-UBND công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.
“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.