Gia Lai: Xây dựng, cải tạo môi trường nông thôn nhiều khó khăn, bất cập

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau hơn 7 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), ý thức bảo vệ môi trường của người dân khu vực nông thôn đã có sự thay đổi đáng kể. Dù vậy, quá trình thực hiện tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng NTM ở nhiều địa phương vẫn còn gặp không ít khó khăn.
Thay đổi nhận thức người dân
Thực hiện tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM, những năm qua, các cấp, ngành và các địa phương trong tỉnh Gia Lai không ngừng tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc thu gom rác thải, chỉnh trang hàng rào cổng ngõ... Đến nay, phần lớn các xã đã xây dựng được phương án thu gom, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật. Cũng liên quan đến thực hiện tiêu chí này, ngoài các đội, hợp tác xã thu gom rác thải do UBND cấp huyện quản lý, hiện toàn tỉnh đã có 57/184 xã thành lập được tổ, đội thu gom rác thải sinh hoạt ở địa phương. Nhờ đó, cảnh quan môi trường ở các thôn, làng trên địa bàn tỉnh có sự chuyển biến rõ nét.
Ông Lê Văn Thành (xã An Phú, TP. Pleiku) cho biết: “Trước đây, người trồng rau trên địa bàn xã sử dụng thuốc bảo vệ thực vật xong thì vứt vỏ chai bừa bãi ngoài đồng ruộng. Nhưng hiện nay, khi địa phương đầu tư xây dựng các bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật, tình trạng này đã không còn. Đây là điều rất quan trọng góp phần bảo vệ môi trường sản xuất và môi trường sống xung quanh”.
 Người dân xã An Phú (TP. Pleiku) thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật bỏ vào bể chứa. Ảnh: N.D
Người dân xã An Phú (TP. Pleiku) thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật bỏ vào bể chứa. Ảnh: N.D
Tại xã Kon Thụp (huyện Mang Yang), ông Phan Nguyễn Vi Sa-Phó Chủ tịch UBND xã-cho biết: Quá trình thực hiện tiêu chí môi trường và an toàn thực thực phẩm trên địa bàn chủ yếu dựa vào ý thức của người dân vì trong tiêu chí này có rất nhiều chỉ tiêu nhỏ khác nhau như rác thải rắn, nhà vệ sinh, bể chứa nước sinh hoạt, thu gom rác thải… Từ khi thực hiện đến nay, cả hệ thống chính trị của xã đã tích cực vào cuộc tuyên truyền, vận động người dân nhằm thay đổi ý thức trong bảo vệ môi trường sống. Nhờ đó, tiêu chí này của xã đã cơ bản đạt được.
Theo thống kê của cơ quan chuyên môn, đến nay, toàn tỉnh đã có 61/184 xã đạt tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm. Về các chỉ tiêu trong tiêu chí này, có 133 xã đạt chỉ tiêu cơ sở sản xuất kinh doanh, làng nghề nuôi trồng thủy sản đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường; 149 xã đạt chỉ tiêu cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp-an toàn; 67 xã đạt chỉ tiêu chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung; 67 xã đạt chỉ tiêu tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch…
Vẫn còn nhiều khó khăn
Nhận thức của người dân khu vực nông thôn trong bảo vệ môi trường đã có nhiều chuyển biến tích cực song theo nhìn nhận của các địa phương, quá trình thực hiện tiêu chí này cũng gặp không ít khó khăn, nhất là việc thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Hầu hết các hộ dân chưa phân loại rác tại nguồn nên lượng rác thải ra môi trường còn nhiều; một số hộ không chịu đóng phí thu gom rác hàng tháng mà lén lút vứt rác ra khu vực liền kề có dịch vụ thu gom. Đặc biệt, với đặc thù tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số cao, đất đai rộng lớn nên việc triển khai dịch vụ thu gom, xử lý rác thải tập trung gặp không ít khó khăn. Nguồn kinh phí thu gom, xử lý rác thải còn hạn hẹp, phương tiện thu gom không đủ dẫn đến tồn đọng rác trong khu dân cư. Bên cạnh đó, do 2-3 ngày hoặc một tuần mới thu gom rác thải một lần, điểm tập kết rác thường ở đầu thôn hoặc mặt đường nhưng không che chắn nên nguy cơ ô nhiễm môi trường là rất cao.
Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, để đạt tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm trong thời gian tới, các địa phương cần tăng cường tuyên truyền, vận động người dân nâng cao nhận thức về quản lý chất thải rắn khu vực nông thôn, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường. Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ phụ trách về môi trường của địa phương. Xây dựng và nhân rộng các mô hình dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn nông thôn phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Từng bước phân loại chất thải rắn tại nguồn, giảm thiểu chất thải rắn phát sinh, quản lý chặt chẽ chất thải rắn từ trồng trọt, chăn nuôi. Quản lý và có giải pháp thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng. Tăng cường thanh-kiểm tra, xử lý nghiêm các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vi phạm, nhất là các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.
Nguyễn Diệp
---------------------
CHUYÊN ĐỀ CÓ SỰ PHỐI HỢP CỦA VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI NÔNG THÔN MỚI TỈNH GIA LAI

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.