Gia Lai: Trình làng nhiều tác phẩm đặc sắc trong đêm thơ Nguyên tiêu 2025

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tối 12-2, chào mừng Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23-năm 2025, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) diễn ra đêm thơ Nguyên tiêu với chủ đề “Gia Lai khát vọng vươn mình”.

dsc-5644.jpg
Tiết mục lân sư rồng mở đầu đêm thơ Nguyên tiêu 2025. Ảnh: Lam Nguyên

Chương trình do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp với Bảo tàng tỉnh, Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San, Câu lạc bộ Thư pháp chữ Việt tổ chức với sự góp mặt của đông đảo hội viên, học sinh các trường THPT, THCS trên địa bàn thành phố.

Tại chương trình, các tác giả cùng những người yêu thơ đã trình bày, diễn ngâm gần 20 tác phẩm đặc sắc, phần lớn là thơ xuân như: Mừng xuân ta đón Tết (Ksor Phước); Tinh khôi mùa xuân (Lê Vi Thủy); Thì thầm cùng xuân (Minh Hạnh); Bức vẽ mùa xuân (Xuân Trường); Sông Ba một chiều xuân (Mai Hương); Mẹ và Tết (Trần Hồng Vân); Nhớ Tết quê (Phạm Đức Long).

dsc-5655-2.jpg
Lãnh đạo Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai tặng hoa các tác giả tham dự chương trình. Ảnh: Lam Nguyên

Cùng với đó là những tác phẩm chuyển tải tình yêu dành cho xứ sở cao nguyên như: Sông Ba mùa hẹn (Trần Hà); Chiều Pleiku (Văn Công Hùng); Dưới chân tượng đài Bác (Nguyễn Tiến Lập); Nhịp xoang (Nguyễn Đình Phê)…hay cảm xúc sâu lắng về đời sống: Trong mùa gió tôi đợi gió mùa (Nguyễn Thị Diễm); Nắng tắt (Kim Sơn); Về quê (Giang Nhi); Gương mặt (Đào An Duyên); Hẹn nhau về chốn bình thường (Thuận Ánh).

Chương trình còn đan xen nhiều tiết mục hát múa, độc tấu mang đến không khí sôi nổi.

Có thể bạn quan tâm

Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia vừa họp, bỏ phiếu thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo là di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Ngọc Minh

Chuyện làm hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, những người làm công tác di sản văn hóa (như cách gọi ngày nay) của tỉnh Gia Lai-Kon Tum bắt tay vào việc thu thập thông tin để làm hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng, trong đó có hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo.

Chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh)

Vọng tiếng chuông ngân

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều ngôi chùa bắt đầu bằng chữ Bửu như chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh), Bửu Thắng, Bửu Nghiêm, Bửu Hải (TP. Pleiku). Riêng cái tên Bửu Tịnh được đặt cho 2 ngôi chùa, 1 ở Ayun Pa, 1 ở Krông Pa. Nhà tôi ở gần chùa Bửu Tịnh (xã Phú Cần, huyện Krông Pa).

Minh họa: HUYỀN TRANG

Góc bếp, hiên nhà

(GLO)- Góc bếp, hiên nhà có lẽ là nơi yêu thương chăm chút nhất thuộc về người phụ nữ của gia đình. Mà thực ra, có người phụ nữ nào là không thuộc về gia đình, dù ít hay nhiều, dù hiện đại hay truyền thống.

Người gùi hơ’mon về đâu

Người gùi hơ’mon về đâu

(GLO)- Bài thơ Người gùi hơ’mon về đâu của Vân Phi mở ra không gian đẫm hơi men rượu cần, tiếng hát lẫn trong gió khuya và những ký ức chảy trôi theo thời gian, mơ hồ giữa hiện thực và quá khứ. Tất cả như gợi lên sự tiếc nuối, khắc khoải về một giá trị của truyền thống đang dần phai nhạt.

Nhân văn lễ trưởng thành của người Jrai

Nhân văn lễ trưởng thành của người Jrai

(GLO)- Tôi thấy vô cùng hạnh phúc và đúng đắn khi quyết định gắn bó đời mình với mảnh đất Krông Pa (tỉnh Gia Lai). Không chỉ là nơi đầy nắng và gió mà Krông Pa còn có nhiều trầm tích văn hóa của người bản địa Jrai, được thể hiện rõ rệt nhất qua các lễ hội.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Nét chữ đầu xuân

(GLO)- Sau chuỗi ngày đông giá lạnh, tia nắng ấm áp mùa xuân đánh thức tất thảy những nụ mầm. Luồng sinh khí mới thổi qua như một cuộc chuyển giao âm thầm mà mãnh liệt. Một vòng tuần hoàn lại bắt đầu cho những ước mong.

Nhịp xoang

Nhịp xoang

(GLO)- Bài thơ "Nhịp xoang" của Nguyễn Đình Phê mang đậm hơi thở văn hóa Tây Nguyên, tái hiện không khí lễ hội cồng chiêng rộn ràng, nơi con người hòa cùng thiên nhiên và thần linh. Bài thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp văn hóa mà còn truyền tải tinh thần đoàn kết, gắn bó bền chặt.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vấn vít trầu cau

(GLO)- Mỗi dịp trong nhà có việc trọng, soạn mâm cỗ cúng, bao giờ cha cũng nhắc chị em chúng tôi chuẩn bị một lễ trầu cau. Nhà tôi ở phố, dù đất đai không rộng nhưng luôn trồng một cây cau và thả mấy dây trầu dưới gốc cho chúng vấn vít leo lên thân cau.

Bảo tồn những bài thuốc quý của người Bahnar

Bảo tồn những bài thuốc quý của người Bahnar

(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ mà còn là nơi lưu giữ nguồn dược liệu vô cùng phong phú. Từ nguồn tài nguyên này, cộng đồng người Bahnar đã cho ra đời những bài thuốc quý, lưu dấu qua bao thế hệ.

Kể chuyện văn hóa Jrai qua chiếc gùi mộc

E-magazineKể chuyện văn hóa Jrai qua chiếc gùi mộc

(GLO)- Hầu hết các già làng đều cho rằng gùi mộc mang vẻ đẹp nguyên sơ, thuần khiết, là tiền thân của những chiếc gùi hoa văn mang tính thẩm mỹ cao. Vậy nhưng, những người có thể làm ra được gùi mộc nguyên bản trong cộng đồng hiện nay khá hiếm.

Thẳm sâu miền Tết

Thẳm sâu miền Tết

(GLO)- Ngay lối về nhà tôi, xuyến chi đã bung sắc hai bên đường. Mùi hương trầm loang trong gió xa. Thoảng trong gió, vị mứt gừng cay nồng lên những ngày cuối năm.

Cõi hoa vàng

Cõi hoa vàng

(GLO)- Không biết đã bao lần tôi thả bước giữa những đồi chè Biển Hồ xanh ngát. Nơi ấy có những cây muồng già sum suê tỏa bóng, đan xen trong vườn chè. Mùa hoa muồng nở rộ, những chùm hoa vàng dắt díu, đung đưa, ánh lên trong nắng sớm.