Gia Lai triển khai xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021-2030

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Công văn số 1751/UBND-KGVX về việc triển khai thực hiện Chương trình “Xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 3-6-2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Quyết định số 677, mục tiêu phấn đấu năm 2025, 100% cán bộ, hội viên Hội Khuyến học Việt Nam được học tập quán triệt các tiêu chí xây dựng mô hình “Công dân học tập”; 40% người lớn trong gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập (thôn, bản, tổ dân phố và tương đương), 60% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị học tập cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh và ở cơ quan trung ương đạt danh hiệu “Công dân học tập”; 70% những người đạt danh hiệu “Công dân học tập” đều phải có những kỹ năng số và đáp ứng yêu cầu công việc theo quy định của Chương trình chuyển đổi số quốc gia; trong đó 60% thành thạo kỹ năng số để tự cập nhật thông tin về tiêu chí đánh giá “Công dân học tập” trên môi trường số hóa.
Đến năm 2030, tiếp tục quán triệt đến toàn thể cán bộ, hội viên Hội Khuyến học Việt Nam để hiểu rõ và triển khai hiệu quả các tiêu chí xây dựng mô hình “Công dân học tập”; 60% người lớn trong gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập (thôn, bản, tổ dân phố và tương đương); 80% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị học tập cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh và ở cơ quan trung ương đạt danh hiệu “Công dân học tập”; 90% những người đạt danh hiệu “Công dân học tập” đều phải có những kỹ năng số và đáp ứng yêu cầu công việc theo quy định của Chương trình chuyển đổi số quốc gia; trong đó 80% thành thạo kỹ năng số để tự cập nhật thông tin về tiêu chí đánh giá “Công dân học tập” trên môi trường số hóa.
Xây dựng mô hình Công dân học tập. Ảnh minh họa
Gia Lai triển khai xây dựng Mô hình công dân học tập. Ảnh minh họa
Theo đó, UBND tỉnh giao Hội Khuyến học tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị-xã hội, xã hội nghề nghiệp, UBND cấp huyện triển khai thực hiện chương trình đảm bảo thiết thực, hiệu quả; chủ trì triển khai Bộ tiêu chí đánh giá mô hình “Công dân học tập” đến các nhóm đối tượng là nông dân, công nhân, công chức, viên chức, doanh nhân, cán bộ quản lý trên địa bàn tỉnh trên cơ sở Bộ Tiêu chí của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam ban hành; thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình triển khai thực hiện Chương trình; định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức đánh giá, công nhận những cá nhân đạt tiêu chí “Công dân học tập” thuộc các cơ quan cấp tỉnh theo đúng quy trình, quy định.
Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh, các đơn vị liên quan và các địa phương trong việc hướng dẫn các cơ sở giáo dục tổ chức xây dựng mô hình “Công dân học tập”; phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh trong việc tổ chức đánh giá, công nhận danh hiệu “Công dân học tập”. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tấn, báo chí, hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh thông tin, tuyên truyền về mô hình “Công dân học tập”. Các cơ quan báo chí kịp thời phản ánh, nhân rộng các mô hình học tập, các tổ chức cá nhân có đóng góp phát triển công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị các tổ chức chính trị-xã hội, xã hội nghề nghiệp và các tổ chức xã hội các cấp phối hợp với Hội Khuyến học đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng xã hội học tập, giáo dục, động viên hội viên tích cực tham gia xây dựng các mô hình học tập.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan liên quan ở địa phương phối hợp với Hội Khuyến học xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình đảm bảo các nhiệm vụ được giao; thực hiện việc kiểm tra, đánh giá và công nhận danh hiệu “Công dân học tập” theo quy định; bố trí ngân sách để thực hiện Chương trình đảm bảo thiết thực, hiệu quả.
LỆ HẰNG
 

Có thể bạn quan tâm

Bằng tình yêu nghề, mến trẻ nên dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng cô Ksor H'Hiền vẫn quyết tâm gắn bó với sự nghiệp trồng người. Ảnh: Vũ Chi

Ksor H'Hiền: Gia cảnh khó khăn vẫn quyết tâm gắn bó với bục giảng

(GLO)- Mặc dù đời sống giáo viên đã được cải thiện nhiều so với trước đây, song vẫn còn những trường hợp thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên hợp đồng đang phải vật lộn với gánh nặng mưu sinh. Cô giáo Ksor H’Hiền (tổ 2, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là một trường hợp như thế.

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy học môn học này khi chưa có giáo viên.