Gia Lai triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Ngày 10-10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch đã ký ban hành Kế hoạch số 2301/KH-UBND về việc tiếp tục triển khai thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, mục tiêu chung được đề ra là tiếp tục đổi mới việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân; triển khai dạy-học và kiểm tra đánh giá môn Tiếng Anh theo chương trình mới ở các cấp học đảm bảo đúng lộ trình yêu cầu thực hiện; tạo nền tảng phổ cập ngoại ngữ cho giáo dục phổ thông vào năm 2025; nâng cao trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu học tập và làm việc; góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển của địa phương, đất nước và hội nhập quốc tế.

Gia Lai phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 50% học sinh lớp 1, lớp 2 được học Tiếng Anh tự chọn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Ảnh Mộc Trà
Tỉnh Gia Lai phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 50% học sinh lớp 1, lớp 2 được học Tiếng Anh tự chọn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Ảnh: Mộc Trà

Cụ thể, toàn tỉnh phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 25% trẻ mẫu giáo tại các cơ sở giáo dục mầm non được làm quen với tiếng Anh; ít nhất 50% học sinh lớp 1, lớp 2 được học Tiếng Anh tự chọn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018; có 50% các trường trung cấp, cao đẳng triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành, nghề đào tạo (50% học sinh hệ trung cấp có năng lực ngoại ngữ đạt tương đương bậc 1/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; 60% học sinh hệ cao đẳng có năng lực ngoại ngữ tương đương bậc 2/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam). 

Cùng với đó, khuyến khích các cơ sở giáo dục thường xuyên triển khai chương trình giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành; tiếp tục mở các lớp dạy ngoại ngữ theo chuẩn công chức, viên chức dành cho cán bộ quản lý trường học và giáo viên, giảng viên.

Tại Kế hoạch này, UBND tỉnh cũng đề ra 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp; đồng thời đề ra lộ trình và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành, địa phương, cơ sở giáo dục... để tổ chức triển khai thực hiện. Theo đó, toàn tỉnh tiếp tục triển khai dạy và học môn Tiếng Anh theo Đề án, góp phần nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ; đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy và học ngoại ngữ theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế; phát triển đội ngũ giáo viên ngoại ngữ đủ về số lượng và bảo đảm chất lượng; ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường các điều kiện dạy và học ngoại ngữ; tăng cường truyền thông, hợp tác quốc tế, xây dựng môi trường dạy và học ngoại ngữ.

Ngoài ra, nghiên cứu đề xuất cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách, quy định liên quan đến việc dạy và học ngoại ngữ; đẩy mạnh xã hội hóa trong dạy và học ngoại ngữ…

MỘC TRÀ

 

Có thể bạn quan tâm

Bỏ quy định cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT, vì sao?

Bỏ quy định cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT, vì sao?

Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Dự thảo có nhiều điểm mới, trong đó có thay đổi đáng chú ý là không còn quy định về cộng điểm học nghề trong xét tốt nghiệp THPT. Xung quanh vấn đề này hiện có hai luồng ý kiến ủng hộ và không ủng hộ.

Em Lưu Văn Kiên sẽ đại diện Trường THPT chuyên Hùng Vương tham gia Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 25

Em Lưu Văn Kiên sẽ đại diện Trường THPT chuyên Hùng Vương tham gia Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 25

(GLO)- Sáng 27-10, Trường THPT chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tổ chức thành công Chung kết cuộc thi Olympia cấp trường năm học 2024-2025. Chương trình được triển khai dựa trên Format của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia phát sóng trên kênh VTV3-Đài Truyền hình Việt Nam.