Gia Lai: Tổ chức cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam kiệt và Phù điêu”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành kế hoạch số 834/KH-UBND về tổ chức cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam kiệt và Phù điêu” thuộc dự án Phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai (Tây Sơn Thượng đạo).

Kế hoạch trên nêu rõ, đối tượng tham gia dự thi là các tổ chức, công ty độc lập, liên danh hoặc cá nhân trong nước có tư cách pháp nhân, hoạt động theo quy định pháp luật; có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành. Các cá nhân, đơn vị, tổ chức dự thi phải hoạt động chuyên nghiệp, có am hiểu chuyên ngành về kiến trúc, mỹ thuật, điêu khắc, đủ năng lực hoạt động, uy tín và có kinh nghiệm thực tế.

Điện thờ Tây Sơn Tam kiệt tại Khu di tích lịch sử Tây Sơn Thượng đạo. Ảnh: Ngọc Minh

Điện thờ Tây Sơn Tam kiệt tại Khu di tích lịch sử Tây Sơn Thượng đạo. Ảnh: Ngọc Minh

Theo yêu cầu, tác phẩm dự thi phải thể hiện được hình tượng tiêu biểu với tinh thần bất khuất, can trường cùng ý chí chiến đấu quật cường của anh em nhà Tây Sơn và nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai vào cuối thế kỷ XVIII; bên cạnh đó đảm bảo tính kết nối với các hạng mục trong khuôn viên Khu di tích lịch sử Tây Sơn Thượng đạo (phường Tây Sơn, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai), tạo nên một quần thể kiến trúc thống nhất.

Trong tháng 4 và tháng 5-2024, Ban tổ chức sẽ nhận và chấm chọn tác phẩm; địa điểm nhận tác phẩm dự thi: Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai (tầng 2, Khu liên cơ quan tỉnh, số 17 Trần Hưng Đạo, phường Tây Sơn, TP. Pleiku). Tháng 5 và 6- 2024 sẽ kết thúc, thông báo kết quả cuộc thi.

Cuộc thi được tổ chức nhằm tìm kiếm phương án, mẫu phác thảo đạt chất lượng mỹ thuật cao nhất để xây dựng tượng đài và phù điêu, qua đó góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc; đồng thời tạo điểm nhấn văn hóa, thu hút khách tham quan du lịch trong và ngoài nước.

Có thể bạn quan tâm

Những cánh hoa bay

Những cánh hoa bay

(GLO)- Có những cung đường đã theo ta suốt từ những năm tháng tuổi thơ cho đến ngày mái tóc đã bắt đầu lấm chấm sợi trắng. Những cung đường ấy mỗi lần ngang qua là một trời ký ức ùa về. Nơi đó có những cây chò nâu cao vút, những đứa trẻ nhặt đầy tay những cánh hoa xoay xoay cuốn theo chiều gió.

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Cà phê một mình

Cà phê một mình

(GLO)- Trong cuộc sống, chúng ta luôn cần có người thân, gia đình, bạn bè. Tuy nhiên, đôi khi mỗi người cũng cần một chút riêng tư để có thời gian mà ngẫm ngợi, mà rà soát, kiểm tra xem cái cỗ máy đời ta có… xộc xệch hay sai hỏng chỗ nào không?
Nồng nàn phố

Nồng nàn phố

(GLO)- Tiết trời đã bắt đầu chuyển sâu vào hạ. Những đợt nắng nóng nối nhau làm cho cả con người lẫn cỏ cây “khó ở”.
Phố khuya

Phố khuya

(GLO)- Thỉnh thoảng có việc ra ngoài, trở về nhà khi trời đã ngả dần về khuya, tôi thường chạy xe thật chậm. Dường như những lúc đó, luôn có một lý do níu tôi chậm lại để quan sát một đời sống khác, khi phố đã vào đêm.
Gia Lai: Thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh

Gia Lai: Thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh

(GLO)- Tối 22-4, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP.Pleiku), Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Gia Lai tổ chức hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày Mở đường Hồ Chí Minh-Ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).
Xáo chuối: Món ăn nhớ về lịch sử

Xáo chuối: Món ăn nhớ về lịch sử

(GLO)- Trong hầu hết mâm cỗ cúng đình miếu ở vùng An Khê và Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đều có món xáo chuối. Đây là món đạm bạc nhưng lại hàm ẩn nhiều giá trị lịch sử và nhân văn mà người dân nơi đây muốn gửi gắm, trao truyền cho các thế hệ sau.