Gia Lai: Tham gia ý kiến lựa chọn sách giáo khoa năm học 2021-2022

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Chiều 25-5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch chủ trì cuộc họp về việc lựa chọn sách giáo khoa (SGK) lớp 1, lớp 2, lớp 6 năm học 2021-2022 và đánh giá việc triển khai thực hiện chương trình SGK lớp 1 năm học 2020-2021. Tham dự cuộc họp có các thành viên Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) tỉnh, đại diện lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố.
 

Quang cảnh cuộc họp. Ảnh Ngọc Minh
Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Ngọc Minh

Năm học 2020-2021, toàn tỉnh có 284 trường có bậc tiểu học với 972 điểm trường. Trong đó có 210 trường tiểu học; 72 trường tiểu học và THCS; 2 trường phổ thông dân tộc tiểu học, THCS và THPT. Riêng lớp 1 học theo chương trình giáo dục phổ thông mới có 1.259 lớp với 37.636 học sinh, trong đó 19.117 học sinh dân tộc thiểu số (chiếm 50,8%).

Đánh giá việc triển khai thực hiện chương trình SGK lớp 1 năm học 2020-2021, báo cáo của Sở GD-ĐT khẳng định, học sinh học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 có tiến bộ hơn (tỷ lệ học sinh hoàn thành tốt môn Tiếng Việt đạt 48,8%, tăng 9% so với năm học 2019-2020; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình lớp 1 đạt 95,7%, tăng 0,4% so với năm học 2019-2020). Các bộ sách được lựa chọn dạy theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đều có kết cấu mới mẻ, hấp dẫn về hình thức; cấu trúc sách mở linh hoạt tạo cơ hội cho giáo viên sáng tạo, đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.

Đối với việc lựa chọn SGK lớp 1, lớp 2 và lớp 6 năm học 2021-2022, Sở GD-ĐT nêu 2 tiêu chí lựa chọn gồm: phù hợp với đặc điểm kinh tế-xã hội của địa phương và phù hợp với điều kiện tổ chức dạy học tại cơ sở giáo dục phổ thông.

Tại cuộc họp, các đại biểu đã nêu nhiều ý kiến đóng góp về khó khăn, thuận lợi trong việc đổi mới SGK; việc lựa chọn sách phù hợp với điều kiện chung của học sinh trên địa bàn tỉnh; cân đối lựa chọn sách phù hợp giữa các địa phương; việc hỗ trợ kinh phí cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn lựa chọn SGK…

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục của tỉnh phải rà soát về quy trình lựa chọn SGK, phải có lộ trình cụ thể gắn với việc xây dựng chương trình giáo dục địa phương. Khi chọn SGK cần lưu ý những bộ sách có tính kế thừa, phù hợp với mặt bằng chung của người dân địa phương. Bên cạnh đó, phải tiếp tục duy trì chương trình ngoại ngữ, trong đó phải có chính sách chuyên biệt, tiếp tục dạy tiếng Bahnar, Jrai cho các em học sinh dân tộc thiểu số.

Sở Tài chính căn cứ chức năng, nhiệm vụ để rà soát quy định, chế độ chính sách hỗ trợ cho học sinh dân tộc thiểu số; Ban Tuyên giáo, HĐND và Mặt trận các cấp tăng cường theo dõi thông tin dư luận đối với việc lựa chọn SGK để định hướng thông tin và hỗ trợ kịp thời cho tỉnh; các huyện, thị xã, thành phố tổ chức họp với các trường trên địa bàn, thành lập hội đồng lựa chọn SGK để lắng nghe ý kiến, triển khai công việc cụ thể.

NGỌC MINH
 

Có thể bạn quan tâm

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy học môn học này khi chưa có giáo viên.

Sắp có khung năng lực số cho người học

Sắp có khung năng lực số cho người học

Theo Dự thảo Thông tư ban hành Khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân đang được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 6 miền năng lực, giúp người học có được năng lực số phù hợp với từng cấp học bậc học.

Bỏ quy định cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT, vì sao?

Bỏ quy định cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT, vì sao?

Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Dự thảo có nhiều điểm mới, trong đó có thay đổi đáng chú ý là không còn quy định về cộng điểm học nghề trong xét tốt nghiệp THPT. Xung quanh vấn đề này hiện có hai luồng ý kiến ủng hộ và không ủng hộ.

Em Lưu Văn Kiên sẽ đại diện Trường THPT chuyên Hùng Vương tham gia Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 25

Em Lưu Văn Kiên sẽ đại diện Trường THPT chuyên Hùng Vương tham gia Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 25

(GLO)- Sáng 27-10, Trường THPT chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tổ chức thành công Chung kết cuộc thi Olympia cấp trường năm học 2024-2025. Chương trình được triển khai dựa trên Format của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia phát sóng trên kênh VTV3-Đài Truyền hình Việt Nam.