Gia Lai: Phát triển sản phẩm và truyền thông, quảng bá, xúc tiến du lịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 15-12, UBND tỉnh Gia Lai có văn bản về việc phát triển sản phẩm và truyền thông, quảng bá, xúc tiến du lịch trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch (VH-TT và DL) tập trung nghiên cứu, phát triển du lịch với phương châm “Sản phẩm khác biệt-Dịch vụ chuyên nghiệp-Thủ tục thuận tiện, đơn giản-Giá cả cạnh tranh-Môi trường xanh, sạch, đẹp-Điểm đến thiên nhiên hấp dẫn và khác biệt”. Trong đó, tập trung đầu tư để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, đóng góp cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng phát triển dịch vụ.

Du lịch văn hóa là thế mạnh của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Minh Châu

Du lịch văn hóa là thế mạnh của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Minh Châu

Sở VH-TT và DL cần nghiên cứu thêm các nhóm sản phẩm du lịch như: du lịch lễ hội (festival tour), MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện), du lịch đêm, city tour. Ngoài ra, đưa vào khai thác các sản phẩm du lịch tham quan trải nghiệm đường sông trên các tuyến thủy nội địa như sông Ba, sông Sê San, hồ Ia Ly, hồ Ayun Hạ. Triển khai mô hình thí điểm phát triển sản phẩm OCOP về du lịch cộng đồng Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang), đồng thời đánh giá hiệu quả để nhân rộng mô hình điểm này trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, UBND tỉnh yêu cầu Sở VH-TT và DL kêu gọi đầu tư; tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm trong nước và quốc tế, đồng thời thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa trong công tác này; đổi mới hình thức, nội dung trong tham gia các hội chợ du lịch thường kỳ trong nước; có giải pháp khắc phục tính thời vụ; nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ du lịch để thu hút khách đến lưu trú dài hơn, chi tiêu nhiều hơn.

Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ du lịch để thu hút khách đến lưu trú dài hơn, chi tiêu nhiều hơn. Ảnh: Minh Châu

Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ du lịch để thu hút khách đến lưu trú dài hơn, chi tiêu nhiều hơn. Ảnh: Minh Châu

UBND tỉnh yêu cầu các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Nông nghiệp và PTNT, Thông tin-Truyền thông và Hiệp hội du lịch tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với Sở VH-TT và DL để triển khai hiệu quả phát triển sản phẩm du lịch, đồng thời đẩy mạnh truyền thông, quảng bá, xúc tiến du lịch.

Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố, cần xây dựng và phát triển mỗi địa phương 1 sản phẩm du lịch đặc trưng, 1 điểm đến tiêu biểu; tăng cường phối hợp với các sở, ngành của tỉnh để quảng bá, xúc tiến các sản phẩm OCOP của địa phương. Riêng UBND TP. Pleiku triển khai thực hiện hiệu quả “Kế hoạch phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn TP. Pleiku”, xây dựng và hoàn thiện phương án phố đi bộ, chợ đêm và phố ẩm thực để đưa vào phục vụ du khách.

Có thể bạn quan tâm

Du lịch Việt Nam vượt qua Singapore

Du lịch Việt Nam vượt qua Singapore

Nhiều trang tin thế giới vừa đồng loạt đánh giá Việt Nam đã vượt qua Singapore để trở thành điểm đến du lịch phát triển nhanh nhất, hấp dẫn hàng đầu ở Đông Nam Á nhờ chính sách thị thực hấp dẫn, liên tục mở rộng các đường bay thẳng và ngày càng có nhiều thương hiệu khách sạn nổi tiếng.

Thác Ông Bà reo ca giữa rừng xanh

E-magazineThác Ông Bà reo ca giữa rừng xanh

(GLO)- Xã Ya Hội (huyện Đak Pơ) vốn được biết đến là vùng đất đa sắc màu văn hóa. Ngoài người Bahnar bản địa, Ya Hội còn có một số dân tộc phía Bắc. Đến thăm Ya Hội, du khách được trải nghiệm bên những con thác, dòng suối thơ mộng ẩn mình giữa núi non hùng vĩ. Và thác Ông Bà là một trong số đó.

Đi đâu, chơi gì 3 ngày nghỉ dịp giỗ Tổ Hùng Vương?

Đi đâu, chơi gì 3 ngày nghỉ dịp giỗ Tổ Hùng Vương?

Từ những chuyến khám phá thành phố sôi động và nghỉ dưỡng tại các bãi biển thư giãn, cho đến trải nghiệm văn hóa và du ngoạn vùng quê yên bình, du khách Việt đang tích cực tìm kiếm các điểm đến để tận hưởng trọn vẹn kỳ nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương, từ ngày 8-10/3 âm lịch (tức từ ngày 5-7/4 dương lịch).