Gia Lai: Người đàn ông tử vong sau hơn 3 tháng bị mèo cắn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 5-9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai cho biết vừa ghi nhận 1 ca tử vong do bệnh dại tại TP. Pleiku, nâng tổng số ca tử vong do bệnh dại tính từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh Gia Lai lên 10 ca.

Nạn nhân là anh Đ. (SN 1989, làng O Sơr, xã Ia Kênh, TP. Pleiku). Qua điều tra dịch tễ, vào đầu tháng 5-2023, anh Đ. bị con mèo hoang cắn ngay vị trí ngón tay với một vết cắn sâu, chảy máu nhiều. Con mèo sau khi cắn anh Đ. đã mất tích không theo dõi được. Anh Đ. đã xử lý vết thương bằng nước lã nhưng không tiêm huyết thanh kháng dại và vắc xin dại vì điều kiện gia đình khó khăn.

Các gia đình nuôi chó, mèo cần chủ động tiêm phòng dại cho vật nuôi. Ảnh: Như Nguyện

Các gia đình nuôi chó, mèo cần chủ động tiêm phòng dại cho vật nuôi. Ảnh: Như Nguyện

Sáng 25-8, anh Đ. có triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, nhức đầu, lo lắng, mất ngủ, ngứa tại vết cắn, sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng, gào thét. Bệnh nhân được đưa đi khám tại Trung tâm Y tế TP. Pleiku, sau đó được chuyển lên Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai). Bệnh nhân được chẩn đoán dại lên cơn nên bệnh viện tư vấn người nhà đưa bệnh nhân về nhà chăm sóc. Trưa cùng ngày, bệnh nhân được đưa về nhà tại làng O Sơr (xã Ia Kênh) để được cách ly, theo dõi chăm sóc tại nhà. Ngày 2-9, bệnh nhân tử vong.

Sau khi ghi nhận ca tử vong do bệnh dại, cán bộ y tế đã tư vấn người nhà, những người chăm sóc phục vụ trực tiếp người bệnh có tiếp xúc nước bọt và các đồ vật bị nhiễm chất tiết của người bệnh điều trị dự phòng bằng tiêm vắc xin dại. Qua đó, đã có 5 người nhà có tiếp xúc gần với anh Đ. được tư vấn và đã tiêm mũi 1, mũi 2 vắc xin phòng dại. Sát trùng, tẩy uế đối với nước bọt và các đồ vật bị nhiễm chất tiết và toàn bộ bề mặt sàn nhà bằng xà phòng và Chloramin B.

Trung tâm Y tế TP. Pleiku cũng đã tuyên truyền bằng nhiều hình thức đến cộng đồng dân cư về sự nguy hiểm của bệnh dại, nhằm nâng cao nhận thức của người dân về việc tiêm phòng vắc xin sau khi bị chó, mèo nghi dại cắn hoặc đến cơ sở y tế để được tư vấn. Đồng thời, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, Phòng Thú y địa phương tăng cường công tác quản lý chó, mèo, tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo trên địa bàn thành phố, đặc biệt là vùng dịch, vùng có ca bệnh tử vong do dại.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.