Gia Lai nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu về phát triển lâm nghiệp bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai vừa có Kết luận số 997-KL/TU tại hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình số 38-CTr/TU, ngày 29-3-2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy triển khai thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12-1-2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Huyện Ia Pa tuyên truyền cho người dân về quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh: Trần Đức
Huyện Ia Pa tuyên truyền cho người dân về quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh: Trần Đức
Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa tổ chức hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình số 38-CTr/TU, ngày 29-3-2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12-1-2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh (viết tắt là Chương trình 38-CTr/TU, Chỉ thị 13-CT/TW). Kết thúc Hội nghị, thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên kết luận: Sau hơn 5 năm thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW và Chương trình 38-CTr/TU, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực như dự thảo Báo cáo đã đánh giá. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều vấn đề hạn chế, tồn tại cần phải quan tâm chỉ đạo trong thời gian đến.
Cụ thể, nhận thức về quản lý, bảo vệ phát triển rừng trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và Nhân dân còn thấp, hiệu quả trong triển khai thực hiện các biện pháp, nhiệm vụ bảo vệ đi đôi với phát triển rừng chưa thật sự hiệu quả. Tài nguyên rừng vẫn đang bị suy giảm về số lượng và chất lượng; tình trạng lấn chiếm, khai thác, vận chuyển, mua bán lâm sản trái pháp luật vẫn còn diễn ra ở một số địa phương, có những thời điểm hết sức phức tạp. Công tác quản lý diện tích rừng, đất rừng của một số chủ rừng chưa tốt; một số chủ rừng không nắm chắc, nắm kỹ diện tích được giao quản lý; tinh thần trách nhiệm không cao, để người dân xâm canh, tái chiếm kéo dài tạo hệ lụy xấu, khó xử lý. Công tác rà soát hiện trạng và quy hoạch 3 loại rừng các năm vừa qua còn nhiều sai sót, dẫn đến chưa phát huy được lợi thế, tiềm năng của rừng, tài nguyên rừng trong thu hút đầu tư, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội. 
Cùng với đó, cơ chế, chính sách để khuyến khích giữ rừng, phát triển rừng còn nhiều bất cập; chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các đơn vị có chức năng quản lý, bảo vệ, phát triển rừng chưa tương xứng. Việc triển khai thực hiện một số nội dung tại Kết luận số 422-KL/TU, ngày 31-8-2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh sơ kết tình hình thực hiện Chương trình số 38-CTr/TU, ngày 29-3-2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12-1-2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh chưa được quan tâm thực hiện triệt để.
Các lực lượng chức năng thị xã Ayun Pa diễn tập hiệp đồng chữa cháy rừng. Ảnh: Trần Đức
Lực lượng chức năng thị xã Ayun Pa diễn tập chữa cháy rừng. Ảnh: Trần Đức
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh trong thời gian đến, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu cấp ủy, chính quyền các cấp, các sở, ban, ngành quán triệt, thực hiện tốt mục tiêu phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế cho người dân sống gần rừng bằng nhiều giải pháp và nâng cao tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2025 là 47,75%, hàng năm trồng mới 8.000 ha rừng, chú ý phát triển rừng gỗ lớn; nâng cao hiệu quả rừng trồng; phát triển dược liệu dưới tán rừng. Đồng thời, tập trung triển khai tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau:
Tăng cường năng lực, nâng cao trách nhiệm, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu các ngành chức năng, chính quyền địa phương, đơn vị chủ rừng trong thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 về phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế và nâng cao độ che phủ rừng thích ứng với biến đổi khí hậu của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2030; kịp thời biểu dương, khen thưởng đi đôi với xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân không làm tốt trách nhiệm được giao, để xảy ra vi phạm về quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn được giao quản lý.
Ban cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương, đơn vị tập trung nguồn lực thực hiện hoàn thành chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025. Sử dụng hợp lý các nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng, ngân sách địa phương dành cho công tác bảo vệ, phát triển rừng; cân đối, điều tiết các nguồn thu cho các chủ rừng trên địa bàn tỉnh một cách hợp lý để đảm bảo các đơn vị chủ rừng triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng. Đồng thời, gắn việc thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW với thực hiện các nội dung về giữ gìn, bảo tồn, phát triển rừng trong Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư tham gia quản lý, bảo vệ, phát triển rừng; tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách về ổn định và từng bước nâng cao đời sống người dân ở khu vực gần rừng, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ; khuyến khích, hỗ trợ các mô hình trồng dược liệu, sản vật dưới tán rừng.
Nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý Nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng, đảm bảo chấp hành nghiêm Luật Lâm nghiệp; thực hiện nghiêm Nghị quyết số 45/NQ-HĐND, ngày 10-8-2021 của HĐND tỉnh về điều chỉnh Nghị quyết sổ 100/NQ-HĐND, ngày 7-12-2017 của HĐND tỉnh về việc thông qua kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng đến năm 2025 và tầm nhìn đền năm 2030 tỉnh Gia Lai là cơ sở pháp lý để thực hiện nghiêm việc bảo vệ, phát triển rừng và thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bảo vệ rừng, trồng rừng, góp phần nâng cao nhận thức của cả hệ thông chính trị và người dân về giá trị của rừng đối với đời sống.
Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 422-KL/TU, ngày 31-8-2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh sơ kết tình hình thực hiện Chương trình số 38-CTr/TU, ngày 29-3-2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12-1-2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.
Đối với các kiến nghị, đề xuất của các cơ quan, đơn vị, địa phương tại Hội nghị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao Ban cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh khẩn trương xem xét theo thẩm quyền; đối với những nội dung kiến nghị, đề xuất thuộc thẩm quyền của các ban, bộ, ngành Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ghi nhận và sẽ có ý kiến với các ban, bộ, ngành Trung ương.
TRẦN ĐỨC 

Có thể bạn quan tâm

Bí thư Thành ủy Pleiku Trịnh Duy Thuân thăm, chúc Tết gia đình nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy và người có công

Bí thư Thành ủy Pleiku Trịnh Duy Thuân thăm, chúc Tết gia đình nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy và người có công

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, sáng 16-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Pleiku Trịnh Duy Thuân làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết, tặng quà nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy và các gia đình có công trên địa bàn TP. Pleiku.

Gần 12 ngàn đại biểu dự hội nghị về đột phá phát triển KHCN, ĐMST và CĐS quốc gia

Gia Lai: Gần 12 ngàn đại biểu dự hội nghị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

(GLO)- Sáng 13-1, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị kết nối đến 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với 978.532 đại biểu tham dự. Tại Gia Lai có gần 12.000 đại biểu tham dự.

Đề xuất giữ nguyên tên 5 bộ sau sắp xếp

Đề xuất giữ nguyên tên 5 bộ sau sắp xếp

Theo phương án đề xuất, Bộ Tài chính sẽ giữ nguyên tên sau khi hợp nhất Bộ Kế hoạch Đầu tư và Bộ Tài chính. Bộ Nội vụ giữ nguyên tên sau khi hợp nhất Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ. Bộ Xây dựng giữ nguyên tên sau khi hợp nhất Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng...