Gia Lai nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời gian qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) luôn được ngành Tư pháp tỉnh Gia Lai triển khai bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú và mang lại hiệu quả cao.

Với vai trò là cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh, Sở Tư pháp đã tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành các kế hoạch triển khai công tác PBGDPL trên phạm vi toàn tỉnh; đồng thời, chủ động ban hành nhiều văn bản hướng dẫn công tác PBGDPL với nội dung và hình thức phù hợp, bám sát điều kiện thực tế của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.

Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện Chư Prông tổ chức hội nghị tuyên truyền Luật Biên phòng Việt Nam và tập huấn kỹ năng hòa giải ở cơ sở. Ảnh: H.L

Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện Chư Prông tổ chức hội nghị tuyên truyền Luật Biên phòng Việt Nam và tập huấn kỹ năng hòa giải ở cơ sở. Ảnh: H.L

Cụ thể, Sở Tư pháp đã tổ chức biên soạn và cấp miễn phí tài liệu pháp luật các loại; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho 137 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, 597 báo cáo viên pháp luật cấp huyện và 3.743 tuyên truyền viên pháp luật cấp xã thực hiện nhiệm vụ PBGDPL; tổ chức tuyên truyền thông qua hệ thống loa truyền thanh và xe loa lưu động; tổ chức thi tìm hiểu pháp luật, sinh hoạt câu lạc bộ pháp luật; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL...

Huyện Kông Chro có nhiều mô hình PBGDPL hiệu quả, thiết thực. Ông Võ Văn Hưng-Trưởng phòng Tư pháp huyện-thông tin: Huyện đang duy trì mô hình “Làng tự quản gắn chốt an ninh trật tự”. Đến nay, huyện đã xây dựng 86 làng tự quản gắn chốt an ninh trật tự với 1.034 thành viên, 8 chốt an ninh trật tự độc lập. Bên cạnh đó, các mô hình “Công an huyện gần dân, sát dân, hướng mạnh về cơ sở”, “Phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với đảm bảo trật tự an toàn giao thông và phòng-chống tội phạm ở cơ sở trên tuyến đường Trường Sơn Đông”… cũng phát huy hiệu quả rõ rệt.

Tiêu biểu là mô hình “Phiên tòa giả định” do Phòng Tư pháp phối hợp với Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Công an huyện triển khai. Nội dung những phiên tòa được xây dựng theo hướng toàn diện, phản ánh các vụ việc vi phạm pháp luật trên nhiều lĩnh vực sát với thực tiễn tại địa phương như tội phạm mua bán ma túy, tội phạm xâm hại rừng... Năm 2023, huyện đã tổ chức 3 phiên tòa giả định, thu hút 620 lượt người tham dự. Riêng 6 tháng đầu năm 2024, địa phương cũng đã tổ chức 2 phiên tòa giả định với gần 600 lượt người tham dự.

“Các “phiên tòa giả định” đã góp phần chuyển tải những quy định của pháp luật một cách hiệu quả, đưa các tình huống pháp lý đến gần hơn với người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đó, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân và giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn huyện”-ông Hưng nhấn mạnh.

Tương tự, ông Đỗ Thành Việt-Trưởng phòng Tư pháp huyện Đak Đoa-cho hay: Thông qua các hình thức tuyên truyền, PBGDPL mà huyện triển khai, nhận thức của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số về vấn nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã có sự thay đổi rõ rệt.

Theo ông Việt, huyện đã thành lập được 17 câu lạc bộ “Nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” tại 17 xã, thị trấn; lồng ghép tuyên truyền, vận động người dân về những hệ lụy của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong các buổi sinh hoạt thôn, làng; tổ chức phiên tòa giả định để giáo dục pháp luật cho người dân về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. “Nếu như năm 2016, toàn huyện có 109 cặp tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống thì đến năm 2023 chỉ còn 8 cặp”-ông Việt nêu dẫn chứng.

Theo thống kê của Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh, năm 2023, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh đã tổ chức PBGDPL trực tiếp cho 547.091 lượt người; tổ chức 47 cuộc thi tìm hiểu pháp luật với 119.226 lượt người tham gia; biên soạn và phát hành 168.588 tài liệu PBGDPL các loại.

Nội dung chú trọng đến việc phổ biến quy định của pháp luật về hoạt động sản xuất kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp; hỗ trợ khởi nghiệp; phòng-chống tham nhũng, tiêu cực; phòng-chống tội phạm và vi phạm pháp luật; phòng-chống dịch bệnh; chế độ, chính sách đối với người nghèo, người có công với cách mạng, đối tượng yếu thế trong xã hội…

Theo đánh giá của Sở Tư pháp, thông qua các hình thức tuyên truyền, PBGDPL, người dân đã nhanh chóng tiếp cận nhiều kiến thức, quy định của pháp luật. Từ đó, tạo sự chuyển biến về nhận thức, tư tưởng và sự đồng thuận của bà con trong việc chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Thời gian tới, Sở Tư pháp tiếp tục tham mưu UBND tỉnh, Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện PBGDPL bám sát nội dung trọng tâm theo định hướng của các bộ, ngành trung ương, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý.

Bên cạnh đó, tiếp tục duy trì, phát huy các hình thức PBGDPL hiệu quả; nghiên cứu, xây dựng và áp dụng các mô hình PBGDPL mới; bố trí thời gian hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng được phổ biến có thể tham gia, tiếp cận thông tin, pháp luật.

Đồng thời, thường xuyên rà soát, củng cố, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên ở cơ sở; khuyến khích, vận động đội ngũ này, nhất là những người thông thạo tiếng dân tộc thiểu số, có kiến thức pháp luật chuyên sâu tham gia công tác tuyên truyền, PBGDPL ở cơ sở.

Có thể bạn quan tâm

Giả danh nhân viên ngân hàng cho vay tiền trên mạng xã hội để lừa đảo

Giả danh nhân viên ngân hàng cho vay tiền trên mạng xã hội để lừa đảo

(GLO)- Công an TP. Hà Nội cho biết, thời gian gần đây, nắm bắt được nhiều người dân có nhu cầu vay tiền để trang trải cuộc sống, các đối tượng đã giả danh nhân viên ngân hàng, công ty tài chính đăng tải thông tin hỗ trợ vay tiền, giải ngân nhanh trên mạng xã hội để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Mạnh tay xử lý các đối tượng sản xuất cà phê giả

Mạnh tay xử lý các đối tượng sản xuất cà phê giả

(GLO)- Triển khai thực hiện đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu và môi trường (PC03, Công an tỉnh Gia Lai) đã quyết liệt xử lý các đối tượng sản xuất cà phê giả.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Hơn 180 học viên được huấn luyện nghiệp vụ PCCC

Hơn 180 học viên được huấn luyện nghiệp vụ PCCC

(GLO)- Trong 2 ngày 24 và 25-6, tại Công ty TNHH Phát triển khoa học Quốc tế Trường Sinh (Khu Công nghiệp Trà Đa, TP. Pleiku), Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH)-Công an tỉnh Gia Lai tổ chức khóa huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH.

Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đề xuất đề án khắc phục toàn bộ hậu quả

Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đề xuất đề án khắc phục toàn bộ hậu quả

Từ trại giam, bị án Trương Mỹ Lan gửi đơn kiến nghị về tổ chức thi hành án, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm, với mong muốn đưa giải pháp tốt nhất khắc phục toàn bộ hậu quả trong vụ án, đồng thời tái cơ cấu Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).

null