Gia Lai: Khai mạc triển lãm ảnh kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Campuchia

(GLO)- Sáng 9-12, tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh Gia Lai phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch khai mạc triển lãm ảnh kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Campuchia (1967-2022). 

Tham dự có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Sở Nội vụ cùng đông đảo các em học sinh trên địa bàn. 

Lãnh đạo Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh và đại diện các sở, ban ngành cắt băng khánh thành triển lãm. Ảnh Lam Nguyên.
Lãnh đạo Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh và đại diện các sở, ban ngành cắt băng khai mạc triển lãm. Ảnh: Lam Nguyên.

Triển lãm trưng bày 51 ảnh tư liệu về quá trình hình thành, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa 2 nước Việt Nam-Campuchia qua các thời kỳ; các hoạt động hữu nghị giữa tỉnh Gia Lai và các tỉnh Đông Bắc Campuchia (Ratanakiri, Stung Treng, Preah Vihear). 

Cụ thể, triển lãm gồm 3 phần nội dung: Giai đoạn thiết lập quan hệ ngoại giao đến khi Hiệp định Paris về Campuchia được ký kết (năm 1991); giai đoạn từ năm 1991 đến nay; quan hệ hữu nghị của tỉnh Gia Lai với các tỉnh Đông Bắc Campuchia.

Các đại biểu tham quan triển lãm. Ảnh Lam Nguyên.
Các đại biểu tham quan triển lãm. Ảnh: Lam Nguyên.

Phát biểu khai mạc, ông Lâm Thế Tổng-Chủ tịch Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh-khẳng định: Triển lãm kéo dài đến hết ngày 16-12, là minh chứng cho nỗ lực củng cố và vun đắp mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp tác tốt đẹp giữa Nhân dân hai nước Việt Nam-Campuchia, từ đó nâng cao sự hiểu biết, chia sẻ và thúc đẩy quan hệ hai nước ngày càng mở rộng, bền vững trong tình hình mới.

LAM NGUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Muối cá lá é của mẹ

Muối cá lá é của mẹ

(GLO)- Chỉ từ nguyên liệu cá khô và vài loại lá gia vị, người Tây Nguyên đã chế biến ra món muối chấm mang hương vị đặc trưng. Nếu có dịp bước vào gian bếp của người bản địa, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp món ăn dân giã này. Hơn cả một thức chấm, muối cá giã trở thành món ăn mang giá trị văn hóa tinh thần đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số.

Có hẹn với bình minh

Có hẹn với bình minh

(GLO)- Một ngày nọ, tôi chợt nhận ra giấc ngủ của mình như một cuốn nhật ký đã cũ nhàu. Là vì, tôi đã ghi vào giấc mơ của mình tất cả những lo lắng, phiền muộn của một ngày qua đi. Ghi rồi xóa, gạch rồi lại viết, cứ thế chất chồng, đan mắc vào nhau để sáng thức dậy tâm hồn nhuốm vẻ mệt nhoài, uể oải.

Chiếc tông-đơ ngày cũ

Chiếc tông-đơ ngày cũ

(GLO)- Mấy chục năm trước, chú tôi hành nghề hớt tóc dạo. Đầu tiên là loanh quanh trong xóm, sau dần sang các làng, xã lân cận. Dụng cụ hớt tóc là chiếc tông-đơ, chiếc kéo tỉa, kéo cắt, tấm vải trùm, lọ xịt nước, hộp phấn rôm, cọ quét, chai dầu thơm và chiếc ghế xếp làm bằng 2 thanh gỗ hình chữ X, trên lợp tấm vải bố dày.

Gương mặt thơ: Mai Nam Thắng

Gương mặt thơ: Mai Nam Thắng

(GLO)- Anh Mai Nam Thắng làm thơ khá muộn. Anh tham gia quân đội, sau ra làm báo Quân đội nhân dân với hàm Đại tá-Trưởng ban Biên tập. Nhưng khi bập vào thơ, anh quyết liệt và chuyên nghiệp. Hơn 10 đầu sách đã xuất bản và giờ đang giữ trang thơ cho một số tờ báo, vì ngoài làm thơ anh còn là người đọc thơ rất tinh.

Nét đẹp nghi thức cúng rừng

Nét đẹp nghi thức cúng rừng

(GLO)- Trưa 25-3, cộng đồng người Jrai tại 2 làng O Grang và De Chí (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) tổ chức lễ cúng rừng tại khu vực rừng giáp ranh với làng O Grang.

Thân phận phụ nữ trong “Hừng sáng” của Võ Thị Mỹ Hạnh

Thân phận phụ nữ trong “Hừng sáng” của Võ Thị Mỹ Hạnh

(GLO)- Nếu bạn đang muốn tìm quyển sách với những câu chuyện đời thường, dung dị và nghe những nhân vật nữ trải lòng thì tập truyện ngắn “Hừng sáng” (Nhà xuất bản Hồng Đức) của tác giả Võ Thị Mỹ Hạnh-hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai chính là một sự lựa chọn. Đây là tập truyện ngắn đầu tay của Võ Thị Mỹ Hạnh, một cô giáo dạy Mỹ thuật nhưng say mê nghiệp viết.

Cho con tiếng nói quê hương

Cho con tiếng nói quê hương

(GLO)- “Chào cả nhà, con là Ben, năm nay con 13 tuổi rồi. Con sống ở Singapore. Con thích ăn cơm gà, chơi điện thoại, chơi bóng chuyền, thích đi Việt Nam…”-cậu bé Benjamin Tan Xin Jie có một clip thú vị như thế để giới thiệu bản thân theo yêu cầu của giáo viên dạy tiếng Việt.

Lễ cúng trả thổ ở Cửu An

Lễ cúng trả thổ ở Cửu An

(GLO)- Hàng năm, vào tháng 2 (âm lịch), nhiều đình, miếu trên địa bàn thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) tổ chức cúng tế thần linh cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, gọi chung là lễ cúng Quý Xuân.

Xây dựng làng Ớp và Ia Nueng thành làng văn hóa du lịch cộng đồng

Xây dựng làng Ớp và Ia Nueng thành làng văn hóa du lịch cộng đồng

(GLO)- Sáng 21-3, UBND TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) tổ chức cuộc họp với đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Sở Nông nghiệp và PTNT, Hiệp hội Du lịch tỉnh, đại diện các cơ quan, đơn vị liên quan của TP. Pleiku cùng lãnh đạo UBND xã Biển Hồ và phường Hoa Lư để thống nhất nội dung 2 dự thảo Đề án Xây dựng làng văn hóa du lịch cộng đồng tại làng Ia Nueng (xã Biển Hồ) và làng Ớp (trước đây gọi là làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku).

Một thời rượu mía

Một thời rượu mía

(GLO)- Thời bao cấp, thứ quan trọng nhất trong đời sống con người là gạo. Nỗi lo lớn nhất là “mất sổ gạo”! Lúa gạo không đủ ăn nên không thể đem gạo nấu rượu.