Gia Lai hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2024

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tỉnh Gia Lai vừa ban hành Công văn số 1658/STNMT-CCBVMT về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5-6), tháng hành động vì môi trường và ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2024.
Các cấp ngành và địa phương cần có biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu tối đa quá trình sa mạc hóa, hạn hán trên địa bàn. Ảnh: Nhật Hào

Các cấp ngành và địa phương cần có biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu tối đa quá trình sa mạc hóa, hạn hán trên địa bàn. Ảnh: Nhật Hào

Theo đó, đối với ngày Môi trường thế giới năm 2024 được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề “Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hoá”. Sở TN-MT đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị, xã hội tỉnh, các sở, ban, ngành trực thuộc tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung tuyên truyền về Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật về tăng cường các hoạt động quản lý chất lượng môi trường đất; các nghị quyết, quyết định, chỉ thị về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính; bảo tồn, nâng cao trữ lượng carbon và quản lý tài nguyên rừng…

Cùng với đó, tổ chức các hoạt động mít tinh, ra quân làm vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, thu gom, xử lý chất thải; phát động chiến dịch chung tay bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu bằng các hành động thiết thực, hiệu quả. Đồng thời, có biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu tối đa quá trình sa mạc hóa, hạn hán trên địa bàn; bảo vệ và phát triển rừng; sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, nguồn nước và bảo vệ bề mặt của đất; kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải từ hoạt động xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp, các quy định về phân loại rác thải tại nguồn và nghiêm cấm việc xả thải không đúng quy định ra môi trường đất. Ngoài ra, đẩy mạnh việc áp dụng các công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, các mô hình kinh tế tuần hoàn hướng tới phát triển kinh tế xanh, phát triển bền vững nhằm hạn chế tối đa quá trình sa mạc hóa, ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu; nhân rộng các mô hình hiệu quả trong việc phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hoá.

Đối với Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2024 được Liên hợp quốc phát động với chủ đề “Hãy là một phần của kế hoạch đa dạng sinh học”. Các cấp, ngành cần tăng cường truyền thông, giáo dục và nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học và các giá trị của đa dạng sinh học trong chiến lược phát triển bền vững của quốc gia; lồng ghép nội dung bảo tồn đa dạng sinh học vào các chương trình giáo dục và thúc đẩy lối sống hài hòa với thiên nhiên; phổ biến, hướng dẫn, thực hiện các quy hoạch, chương trình, kế hoạch, chỉ thị trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên về đa dạng sinh học.

Ngoài ra, tăng cường các hoạt động khẩn cấp ngăn chặn tình trạng khai thác quá mức và buôn bán trái phép các loại động vật, thực vật hoang dã tại Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng. Tiếp tục nghiên cứu và áp dụng các giải pháp giảm ô nhiễm và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học thông qua các giải pháp như giảm thiểu phát thải, ngăn chặn và giảm rác thải nhựa; quản lý chặt chẽ thuốc trừ sâu và hóa chất dùng trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và quản lý dịch bệnh, thâm canh bền vững. Bên cạnh đó, phát hiện, đề xuất và tôn vinh những cá nhân, tập thể, cộng đồng có những mô hình, sáng kiến thiết thực và hiệu quả trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

Có thể bạn quan tâm

Quân và dân chung tay làm sạch môi trường suối Hội Phú

Quân và dân chung tay làm sạch môi trường suối Hội Phú

(GLO)- Những ngày cuối năm 2024, bờ kè suối Hội Phú (TP. Pleiku) như được khoác lên mình tấm áo mới khi các cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 1 (Sư đoàn 2, Quân khu 5), Trung đoàn 48 (Sư đoàn 320, Quân đoàn 34) và đoàn viên, thanh niên cùng nhau phát quang cỏ dại, cải tạo cảnh quan để chào đón năm mới.

Người dân trên địa bàn tỉnh khoan giếng để lấy nước sinh hoạt và tưới cho cây trồng. Ảnh: Lê Nam

Báo cáo tình hình khai thác tài nguyên nước và lắp đặt thiết bị giám sát tài nguyên nước trước ngày 30-1-2025

(GLO)- Triển khai thực hiện Luật Tài nguyên nước năm 2023, Sở TN-MT Gia Lai vừa có Công văn số 4642/STNMT-KS-TNN, yêu cầu các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh thực hiện lập báo cáo tình hình khai thác tài nguyên nước gửi về Sở trước ngày 30-1-2025.

Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: TẦM NHÌN MỚI, CƠ HỘI MỚI, GIÁ TRỊ MỚI

E-magazineQuy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: TẦM NHÌN MỚI, CƠ HỘI MỚI, GIÁ TRỊ MỚI

VỚI TẦM NHÌN DÀI HẠN NHẰM PHÁT HUY HIỆU QUẢ CÁC LỢI THẾ CỦA TỈNH, QUY HOẠCH LÀ CĂN CỨ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ BÌNH PHƯỚC SẮP XẾP, BỐ TRÍ HIỆU QUẢ CÁC KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN, HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ, KẾT CẤU HẠ TẦNG, PHÂN BỔ ĐẤT ĐAI…

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa thống nhất không ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại điểm n khoản 1 Điều 137 Luật Đất đai năm 2024 đối với 4 loại giấy tờ do UBND TP. Pleiku và Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh thành phố đề xuất.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.