Gia Lai: Hướng dẫn đăng ký khám-chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến bảo hiểm y tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sở Y tế tỉnh Gia Lai vừa có công văn số 2015/SYT-NVY về việc hướng dẫn đăng ký khám-chữa bệnh (KCB) ban đầu và chuyển tuyến KCB bảo hiểm y tế (BHYT).

Theo đó, người tham gia BHYT được quyền đăng ký KCB tại tuyến xã và tương đương, tuyến huyện và tương đương, không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở KCB. Người tham gia BHYT đăng ký KCB ban đầu tại Trạm Y tế tuyến xã giáp ranh của tỉnh giáp ranh khi đến KCB tại Trạm Y tế tuyến xã giáp ranh của tỉnh giáp ranh được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí KCB trong phạm vi được hưởng và mức hưởng theo quy định.

Người dân khai báo y tế trước khi vào khu khám bệnh tại Bệnh viện Đại học Y dược Hoàng Anh Gia Lai. Ảnh: Như Nguyện
Người dân khai báo y tế trước khi vào khu khám bệnh tại Bệnh viện Đại học Y dược Hoàng Anh Gia Lai. Ảnh: Như Nguyện


Đối tượng đăng ký KCB BHYT ban đầu tại cơ sở y tế tuyến tỉnh, đối tượng ưu tiên đăng ký KCB ban đầu tại cơ sở y tế tuyến tỉnh (kể cả khi số thẻ BHYT đã được đăng ký vượt số thẻ BHYT dự kiến) gồm: Đối tượng được quản lý, bảo vệ sức khỏe theo Hướng dẫn số 52- HD/BTCTW ngày 2-12-2005 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng về việc điều chỉnh bổ sung đối tượng KCB tại một số cơ sở y tế của Trung ương được đăng ký KCB ban đầu tại các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, các cơ sở KCB khác trực thuộc Bộ Quốc phòng, Viện Y học cổ truyền quân đội. Đối tượng thuộc diện được quản lý, bảo vệ sức khỏe cán bộ của tỉnh. Người có công với cách mạng, người từ 80 tuổi trở lên, Trẻ em dưới 6 tuổi. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn TP. Pleiku.
 

Người tham gia BHYT thuộc các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp đóng trên địa bàn TP. Pleiku. Người tham gia BHYT đã được cơ sở y tế chẩn đoán một trong các bệnh sau: ung thư, bệnh tim (có can thiệp, sau phẫu thuật van tim, đặt máy tạo nhịp), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh tự miễn, các bệnh về máu; các trường hợp có chỉ định sử dụng thuốc chống thải ghép sau ghép mô, bộ phận cơ thể người; người nhiễm HIV/AIDS. Người tham gia BHYT hiện đang điều trị bằng phương pháp lọc máu được đăng ký KCB ban đầu tại các cơ sở KCB được phê duyệt và thực hiện được dịch vụ kỹ thuật đó. Người công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân khi nghỉ hưu trên địa bàn tỉnh; người tham gia BHYT thuộc đối tượng hưu trí khác trên địa bàn TP. Pleiku.

Người tham gia BHYT thường trú trên địa bàn các xã, phường thuộc TP. Pleiku sau đây được đăng ký KCB BHYT ban đầu tại tại Bệnh viện Quân y 211 gồm: phường Đống Đa, Yên Thế, Thống Nhất, xã Biển Hồ, Tân Sơn.

Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đại học Y dược-Hoàng Anh Gia Lai, Bệnh viện Y dược cổ truyền-Phục hồi chức năng tỉnh gồm: phường Phù Đổng, Hoa Lư, Hội Phú, Hội Thương, Trà Bá, Thắng Lợi, Chi Lăng, xã Trà Đa, Ia Kênh, Chư Á, An Phú.

Đối tượng khác đăng ký KCB ban đầu tại cơ sở y tế tuyến tỉnh khi số thẻ BHYT đã được đăng ký chưa vượt số thẻ dự kiến gồm: người tham gia BHYT thường trú, tạm trú có thời hạn hoặc làm việc trên địa bàn TP. Pleiku được đăng ký KCB ban đầu tại cơ sở y tế tuyến tỉnh (Ngoại trừ đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình-có mã GD).

Việc chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT được thực hiện theo Thông tư số 14/2014/TT-BYT ngày 14-4-2014 của Bộ Y tế về chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật giữa các cơ sở KCB và một số trường hợp đặc biệt thực hiện theo Điều 11 Thông tư số 40/2015/TT-BYT.

Trường hợp người có thẻ BHYT tự đi KCB không đúng tuyến, sau đó được cơ sở nơi tiếp nhận chuyển đến cơ sở KCB khác thì được quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB theo mức hưởng quy định tại Khoản 3 Điều 22 Luật BHYT, trừ các trường hợp: cấp cứu; đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở KCB; tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở KCB.

Trường hợp chuyển tuyến KCB, người tham gia BHYT phải xuất trình hồ sơ chuyển tuyến của cơ sở KCB và giấy chuyển tuyến theo Mẫu số 6, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP. Trường hợp giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31-12 nhưng đợt điều trị chưa kết thúc thì được sử dụng giấy chuyển tuyến đó đến hết đợi điều trị. Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia BHYT phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở KCB.

Cơ sở KCB chỉ thực hiện chuyển người bệnh hoặc mẫu bệnh phẩm đến cơ sở tiếp nhận được cấp có thẩm quyền phê duyệt đủ điều kiện thực hiện dịch vụ cận lâm sàng và phải ký hợp đồng nguyên tắc với cơ sở thực hiện dịch vụ cận lâm sàng.

Người bệnh có thẻ BHYT mắc các bệnh thuộc 62 bệnh và nhóm bệnh quy định tại Phụ lục 01 của Thông tư số 40/2015/TT-BYT thì Giấy chuyển tụyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31-12 năm dương lịch đó. Trường hợp đến hết ngày 31- 12 của năm đó mà người bệnh vẫn đang điều trị nội trú tại cơ sở KCB thì Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết đợt điều trị nội trú đó.

 

NHƯ NGUYỆN

 

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

(GLO) - Sau 1 năm đi vào hoạt động, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai đã trở thành địa chỉ khám-chữa bệnh tin cậy trong khu vực. Trong định hướng phát triển, đơn vị tiếp tục có chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tốt hơn.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.