Gia Lai điều tiết nước tưới phù hợp cho sản xuất vụ mùa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Do nắng nóng kéo dài trong thời gian qua, hiện tại lượng mưa chưa nhiều nên mực nước sông suối và một số công trình thủy lợi giảm mạnh, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất vụ mùa 2024. 

Hiện nay, Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai đang điều tiết nước tưới cho sản xuất vụ mùa phù hợp với diễn biến thời tiết của từng khu vực.

Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai đang quản lý, khai thác 49 công trình thủy lợi gồm: 17 hồ chứa, 28 đập dâng và 4 trạm bơm điện. Kết thúc vụ Đông Xuân 2023-2024, đơn vị đã triển khai phương án vừa tích nước, vừa điều tiết nước tưới phục vụ sản xuất vụ mùa 2024.

Theo đó, vụ mùa 2024, Công ty sẽ cung cấp nước tưới cho hơn 12.290 ha lúa nước, hoa màu và nước nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, thời điểm này, mực nước tại một số hồ chứa do đơn vị quản lý giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Vì vậy, Công ty chủ động giãn lịch mở nước nhằm đảm bảo cung cấp nước tưới cho người dân sản xuất ổn định.

Hồ chứa nước thị trấn Chư Prông (huyện Chư Prông) đang trong giai đoạn tích nước. Ảnh: N.D

Hồ chứa nước thị trấn Chư Prông (huyện Chư Prông) đang trong giai đoạn tích nước. Ảnh: N.D

Hiện nay, các công trình thủy lợi ở phía Tây tỉnh vẫn đảm bảo cung cấp nước cho sản xuất vụ mùa 2024. Các công trình chủ yếu phục vụ nước tưới cho cây cà phê đang bước vào giai đoạn tích nước. Tuy nhiên, do nắng hạn kéo dài, lượng mưa trong thời gian qua thấp nên mực nước ở một số công trình thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Điển hình như mực nước ở hồ chứa Plei Pai (huyện Chư Prông) hiện thấp hơn cùng kỳ năm ngoái 1,76 m, dung tích còn lại là 2,64 triệu m3.

Tại vùng Đông Nam tỉnh, mực nước của 2 công trình thủy lợi Ayun Hạ và Ia Mláh cũng thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện nay, mực nước hồ Ayun Hạ thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái 1,43 m, còn hồ Ia Mláh thấp hơn 1,59 m. Trước tình hình đó, Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai đã chủ động giãn lịch mở nước phục vụ sản xuất vụ mùa 2024 từ 5 đến 10 ngày so với năm ngoái để chờ mưa và tránh gây thiệt hại cho cây trồng.

Hệ thống kênh chính thủy lợi Ayun Hạ. Ảnh: N.D

Hệ thống kênh chính thủy lợi Ayun Hạ. Ảnh: N.D

Ông Võ Ngọc Châu-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Krông Pa-cho biết: Năm nay, mực nước tại các sông suối và công trình thủy lợi giảm mạnh. Vì vậy, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện thường xuyên phối hợp với các đơn vị quản lý và khai thác công trình thủy lợi chủ động mở nước tưới từ ngày 10-6. Dù chậm hơn so với năm ngoái khoảng 10 ngày nhưng đây là giải pháp để tránh thiệt hại do hạn hán gây ra.

“Theo dự báo, trong tháng 7 và 8 còn xuất hiện hạn bà chằn cục bộ có thể gây thiệt hại cho sản xuất vụ mùa. Vì vậy, Phòng phối hợp với các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động người dân theo dõi diễn biến thời tiết, chủ động gieo sạ khi đủ nguồn nước tưới; không xuống giống sớm hơn khi nguồn nước chưa đảm bảo nhằm tránh thiệt hại do thiên tai gây ra”-ông Châu cho hay.

Còn ông Trần Đình Đức-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Pa thì thông tin: Do lượng mưa thấp nên người dân xuống giống mì chậm hơn năm ngoái khoảng 1 tháng. Đối với cây lúa nước, do mực nước hồ Ayun Hạ xuống thấp nên lịch mở nước giãn ra 5-10 ngày so với năm ngoái. Hiện nay, bà con đang làm đất chờ mưa và nguồn nước tưới từ hồ thủy lợi Ayun Hạ ổn định thì mới xuống giống đồng loạt. Đây là một trong những giải pháp nhằm tránh thiệt hại do thiên tai gây ra.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Năng Dũng-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai-cho biết: Năm nay, mực nước tại một số công trình thủy lợi giảm, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất vụ mùa. Trước tình hình đó, Công ty đã triển khai các giải pháp ứng phó theo diễn biến của thời tiết, chủ động giãn lịch mở nước phù hợp với thực tế từng công trình và các loại cây trồng sau khi xuống giống nhằm tránh hạn đầu và giữa vụ sản xuất.

Có thể bạn quan tâm

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.