Gia Lai đẩy mạnh và thần tốc tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho các đối tượng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 25-2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch đã ký Công văn số 338/UBND-KGVX về việc thực hiện Công điện số 170/CĐ-TTg ngày 23-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về tiêm vắc xin và một số biện pháp phòng-chống dịch Covid-19.
Theo Công văn, UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh, Chủ tịch UBND các địa phương cấp huyện tiếp tục tăng cường chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm, quyết liệt, nhất quán các biện pháp phòng-chống dịch Covid-19, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác và không hoang mang, lo sợ, mất bình tĩnh trong phòng-chống dịch Covid-19.
Đặc biệt, UBND tỉnh yêu cầu đẩy mạnh và thần tốc hơn nữa tiêm vắc xin mũi thứ 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, hoàn thành trong quý I-2022; tiêm mũi thứ 2 cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi, hoàn thành trong tháng 2-2022; chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện để tiêm chủng cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi ngay sau khi được cấp vắc xin. Thực hiện phương châm tiêm chủng “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” và “tiêm chủng vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước”; đặc biệt quan tâm đến người cao tuổi, người có bệnh nền, người không đi lại được, người có hoàn cảnh khó khăn, người yếu thế...; xây dựng ngay kế hoạch và thực hiện đẩy mạnh tuyên truyền, vận động những người chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ, các bậc phụ huynh khẩn trương, tích cực cho con em đi tiêm chủng kịp thời, an toàn, khoa học, hợp lý, hiệu quả, đúng quy định. 
Nhân viên y tế kiểm tra huyết áp người dân trước khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại điểm tiêm trường Nguyễn Văn Trỗi (phường Hoa Lư, TP. Pleiku). Ảnh: Bá Bính
Nhân viên y tế kiểm tra huyết áp người dân trước khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại điểm tiêm trường Nguyễn Văn Trỗi (phường Hoa Lư, TP. Pleiku). Ảnh: Bá Bính
Tại Công văn, UBND tỉnh cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành về thực hiện tốt công tác quản lý, điều trị bệnh nhân Covid-19; tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định về phòng-chống dịch bệnh trong nhà trường, hoạt động của các loại hình kinh doanh có điều kiện và hoạt động du lịch đảm bảo an toàn, hiệu quả; tiếp tục cập nhật, hoàn thiện phần mềm và các công cụ công nghệ thông tin phục vụ đắc lực, hiệu quả công tác phòng-chống dịch và công tác tiêm chủng phòng Covid-19.
Ủy ban nhân dân tỉnh cũng yêu cầu Chủ tịch UBND các địa phương cấp huyện nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác phòng-chống dịch, hoàn thành tiêm phòng Covid-19 đúng tiến độ của tỉnh đã đề ra, chủ động, linh hoạt trong triển khai các hoạt động dạy và học, hoạt động của các loại hình kinh doanh có điều kiện, tăng cường xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm…
KIỀU PHAN

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?