Gia Lai: Công diễn các tiết mục xuất sắc của Liên hoan Nghệ thuật quần chúng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Tối 24-5, Ban tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên lần thứ X-năm 2024 (khu vực II) phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức đêm công diễn các tiết mục xuất sắc được lựa chọn từ các đoàn nghệ thuật tham gia Liên hoan.

Đêm công diễn được tổ chức tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Tham dự đêm công diễn có các đồng chí: Đại tá Tống Văn Thanh-Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam), Trưởng ban tổ chức Liên hoan; Đại tá Khuất Bá Cao-Bí thư Đảng ủy, Phó Tư lệnh Binh đoàn 15, Phó trưởng ban tổ chức Liên hoan.

Cùng dự đêm công diễn có lãnh đạo chỉ huy các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Giáo dục-Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; đại biểu cơ quan chính trị các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng; lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tỉnh Gia Lai; các cán bộ, nghệ sĩ, diễn viên của 22 Đoàn nghệ thuật quần chúng; hàng ngàn khán giả đến từ các địa phương của tỉnh Gia Lai.

Tiết mục Hát mừng Anh hùng Núp do Đoàn nghệ thuật quần chúng Quân đoàn 3 biểu diễn. Ảnh: P.L
Tiết mục Hát mừng Anh hùng Núp do Đoàn nghệ thuật quần chúng Quân đoàn 3 biểu diễn. Ảnh: P.L

Theo đó, các cán bộ, nghệ sĩ, diễn viên của các Đoàn nghệ thuật quần chúng đã công diễn 18 tiết mục, chương trình đặc sắc ca ngợi Đảng, Bác Hồ kính yêu, tình yêu quê hương, đất nước; ca ngợi truyền thống Quân đội Nhân dân Việt Nam như: “Tướng quân Võ Nguyên Giáp”, “Anh vẫn hành quân”, “Tiếng đàn Ta Lư”, “Hát mừng Anh hùng Núp”; “Mùa ký ức Đak Tô”, “Giải phóng quê hương”, “Tổ quốc trong tim”, “Cánh sóng vươn xa”, “Lá thư không tên”…

Đêm công diễn được tổ chức nhằm giới thiệu đến khán giả tỉnh Gia Lai bức tranh nghệ thuật đa sắc màu, hội tụ những gương mặt tiêu biểu trong phong trào văn hóa văn nghệ của lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên toàn quốc.

Tiết mục Vì nhân dân quên mình của Đoàn nghệ thuật quần chúng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đăk Lăk. Ảnh: P.L
Tiết mục Vì nhân dân quên mình của Đoàn nghệ thuật quần chúng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đăk Lăk. Ảnh: P.L

Các tiết mục công diễn được lựa chọn từ các Đoàn nghệ thuật quần chúng tham gia Liên hoan Nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên lần thứ X-năm 2024 được tổ chức từ ngày 20 đến 26-5 tại Nhà Văn hóa Binh đoàn 15. Với chủ đề “80 năm vang mãi bản hùng ca”, Liên hoan là sự kiện văn hóa đặc sắc, nơi hội tụ, biểu dương sức mạnh của phong trào văn hóa nghệ thuật quần chúng, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ về tình đoàn kết quân dân, góp phần phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, truyền thống cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Những món đồ cũ

Những món đồ cũ

(GLO)- Mỗi lần sắp xếp lại đồ đạc trong nhà, tôi thường tần ngần ngắm nhìn những món đồ cũ. Những đồ vật vốn vô tri, nhưng khi gắn với cuộc sống con người thì chúng trở nên có hồn và có thể gợi lại những câu chuyện, kỷ niệm khó quên.

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Mùa nấm mối

Mùa nấm mối

(GLO)- Đã 3 mùa mưa qua, khu vườn nhà tôi đều xuất hiện nấm mối. Những búp nấm nhú lên mặt lá ủ sau một thời gian dài ủ meo mầm, khi gặp cơn mưa đầu mùa rồi nắng lên vài hôm, có cơn mưa tiếp theo là những tai nấm mối thân trắng, núm đầu dù màu xám đội lên từng khóm.

Dã quỳ trong sương đêm

Dã quỳ trong sương đêm

(GLO)- Dã quỳ là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, kiêu hãnh. Khi gợi nhắc sắc hoa màu nhớ, người ta thường nghĩ đến màu vàng rực rỡ trong nắng ban mai, trong buổi bình minh hé giấc hay rực ấm lúc chiều tà.

Thân Thương loài hoa của núi - Dã quỳ

Thân thương loài hoa của núi

(GLO)- Khi những cơn mưa cuối mùa khép lại báo hiệu mùa khô Tây Nguyên đã đến, những dải hoa dã quỳ (còn có tên cúc quỳ, sơn quỳ, quỳ dại,…) bắt đầu vươn mình khoe sắc. Những đóa hoa dã quỳ nhỏ bé, tràn đầy năng lượng và sức sống, tạo nên những dải sóng đồi vàng rực, mê hoặc lòng người.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Trải nghiệm lễ hội dân gian Tây Nguyên

InfographicTrải nghiệm lễ hội dân gian Tây Nguyên

(GLO)- Phục dựng lễ mừng lúa mới giúp du khách đến với Lễ hội Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya có cơ hội trải nghiệm một trong những lễ hội dân gian độc đáo nhất của cư dân nông nghiệp Trường Sơn-Tây Nguyên.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Nhớ mùa cà phê

(GLO)- Lâu lắm rồi, tôi mới có 1 ngày nghỉ rớt vào giữa tuần. Vui vẻ tận hưởng ngày nghỉ đột xuất cũng là một cách để hưởng thụ cuộc sống. Tôi lấy điện thoại ra gọi bạn. Sau một hồi chuông dài, tôi nghe tiếng bạn giữa vô số thanh âm ồn ào. Bạn nói đang bận hái cà phê.

Đề nghị xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947

Đề nghị xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947 xã Kông Bờ La, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

(GLO)- Hình ảnh cậu bé Husy (11 tuổi, làng Bok Ayơl, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đứng trên sân khấu say sưa diễn tấu tiết mục “Độc tấu t’rưng-Buôn làng ấm no” tại Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh lần thứ III diễn ra hồi tháng 10 vừa qua đã để lại ấn tượng thật khó phai.