Gia Lai có 38 dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-

Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong 9 tháng của năm 2023, toàn tỉnh có 38 dự án được UBND tỉnh phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư với số vốn đăng ký đầu tư 4.274 tỷ đồng.

Nhà máy sản xuất bao bì của Công ty TNHH một thành viên Thiên Phúc Plastic (khu Công nghiệp Trà Đa, TP. Pleiku). Ảnh: Hà Duy
Nhà máy sản xuất bao bì của Công ty TNHH một thành viên Thiên Phúc Plastic (khu Công nghiệp Trà Đa, TP. Pleiku). Ảnh: Hà Duy

Cùng với đó, UBND tỉnh cũng đã phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư cho 21 dự án; Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp mới 3 Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với số vốn đăng ký 394 tỷ đồng.

Cũng từ đầu năm đến nay, có 4 nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động 4 dự án (theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 48 Luật Đầu tư), gồm: nhà máy chế biến cà phê hòa tan và cà phê bột của Công ty TNHH Sản xuất và dịch vụ Tam Ba; dự án Chợ và bãi đậu xe xã Adơk (huyện Đak Đoa) của Công ty TNHH Thanh Xuân Đak Đoa; nhà máy chế biến hoa quả của Công ty cổ phần chăn nuôi Gia Lai; nhà máy sản xuất gạch không nung của Công ty cổ phần Yang Nguyễn Gia Lai.

Có thể bạn quan tâm

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

(GLO)- Cục Hải quan Việt Nam cho biết, trong 15 ngày đầu tháng 4-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 31.224 tấn cao su các loại, trị giá 62 triệu USD (giảm 22,2% về lượng và giảm 2,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024); trong khi giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.