Gia Lai: Cà phê chồn hiện có ở Kbang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cà phê chồn là tên một loại cà phê đặc biệt, được xếp vào loại hiếm trên thế giới. Loại cà phê này được phát hiện cách đây hàng trăm năm ở Indonesia.
 
Hiện nay, Indonesia là quốc gia chuyên sản xuất cà phê chồn Kopi Luwak. Tuy nhiên, loại cà phê này khá hiếm, người ta chỉ thu được khoảng 224 kg trong một năm. Một tách cà phê loại này có giá 10 USD. 
 
Năm 2007, Công ty Cà phê Trung Nguyên (Đak Lak) thông báo cần mua cà phê chồn thứ thiệt, giá từ 1 triệu đồng đến 10 triệu đồng mỗi kg. Sau vài năm, Trung Nguyên đã thu mua được  nguyên liệu chất lượng cao. Trong lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 2, doanh nghiệp này thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng bằng cách giới thiệu cà phê chồn tinh chất.
Chồn Hương trong vườn cà phê. Ảnh: H.T
Chồn Hương trong vườn cà phê. Ảnh: H.T
Hai năm gần đây, tại thị trấn Kbang (huyện Kbang, Gia Lai), ông Nguyễn Văn Thường sản xuất thí điểm cà phê chồn. Hiện nay, hộ ông Thường bán cà phê chồn với giá 500.000 đồng/kg hạt. Anh Dương Văn Thọ- Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện cho biết: Với điều kiện đất đai và thời tiết ở Kbang, cà phê không thể cạnh tranh với những nơi khác, nhưng bù lại cho quả chín quanh năm nên rất thích hợp cho việc nuôi chồn để thu sản phẩm cà phê chồn, nâng cao giá trị sản phẩm. 
 
Giá chồn giống khoảng 1,5 triệu đồng/kg. Yêu cầu về chuồng trại không khắt khe, với diện tích 0,5 m2, cao 0,4 mét là có thể nuôi được 1 cặp chồn. Thức ăn cho chồn ngoài cà phê còn bổ sung thêm ngũ cốc hoặc cá nấu chín. Công việc khó nhất là làm sao huấn luyện cho chồn làm quen với người. Cà phê cho chồn ăn vào ban đêm, sau khoảng 1 tiếng đồng hồ hạt cà phê  theo phân ra ngoài từng lọn dài kết dính toàn hạt cà phê, gia chủ chỉ việc thu lượm, đem rửa, phơi khô rồi bán. Một tháng có thể cho chồn ăn cà phê liên tục 20 ngày và 1 cặp chồn cho 1-2 kg cà phê/tháng, giá 500.000 đồng/kg. Một cặp chồn có thể tạo ra giá trị 6-12 triệu đồng/năm.
Để khuyến khích nông dân phát triển nghề mới này, ngành chức năng huyện Kbang tạo điều kiện cho người chăn nuôi làm thủ tục cấp nuôi động vật hoang dã dễ dàng và thuận lợi. Hy vọng với giá cả hấp dẫn, không chỉ ở huyện Kbang mà còn nhiều hộ gia đình nuôi chồn hương để lấy sản phẩm cà phê chồn chất lượng để nhiều người được thưởng thức sản phẩm độc đáo này.
Hương Trà

Có thể bạn quan tâm

Chị Rcom H’Sra ( bìa trái, buôn Rưng Ma Nin) làm thủ tục vay vốn tại điểm giao dịch xã Ia Rbol. Ảnh: Vũ Chi

Hiệu quả của điểm giao dịch xã trong hoạt động tín dụng chính sách ở Ayun Pa

(GLO)- Với phương châm “Phục vụ tại nhà, thu nợ, giải ngân tại xã”, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng mạng lưới điểm giao dịch tại tất cả các xã, phường, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhanh chóng, thuận tiện.

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

(GLO)-Trong 6 tháng đầu năm 2025, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai đã đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn. Xung quanh vấn đề này, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Lê Văn Chí-Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

null