Gia Lai: 205 trường học đăng ký xây dựng thư viện đạt chuẩn, tiên tiến, xuất sắc

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Ngày 25-10, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch xây dựng thư viện trường trung học đạt chuẩn, tiên tiến, xuất sắc giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, thư viện các trường trung học xây dựng và tổ chức hoạt động đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định tại Quyết định số 01/2003/QĐ-BGDĐT ngày 2-1-2003 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Các trường phải tăng cường chức năng, vai trò, nhiệm vụ của thư viện trong giai đoạn hiện nay gắn với việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018; nâng cao vị trí, vai trò, hoạt động của thư viện nhà trường, từng bước xây dựng các thư viện trường trung học đủ điều kiện để đề nghị công nhận thư viện đạt chuẩn, tiên tiến, xuất sắc. Nâng cao nhận thức của học sinh, giáo viên về vị trí, vai trò của thư viện trường học trong giảng dạy, học tập và giáo dục toàn diện, tổ chức thu hút toàn thể giáo viên, học sinh tham gia các hoạt động phong phú của thư viện phù hợp với việc cung ứng cho giáo viên, học sinh các loại sách giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, báo, tạp chí và các tài liệu khác liên quan đến việc dạy và học của giáo viên và học sinh.

 Thư viện trường học có vị trí, vai trò quan trọng trong giảng dạy, học tập và giáo dục toàn diện (ảnh chụp trước tháng 4-2021). Ảnh: Mộc Trà
Thư viện trường học có vị trí, vai trò quan trọng trong giảng dạy, học tập và giáo dục toàn diện (ảnh chụp trước tháng 4-2021). Ảnh: Mộc Trà


Ngoài ra, từng bước sử dụng, ứng dụng các trang-thiết bị hiện đại, phần mềm quản lý vào công tác thư viện của các đơn vị trường học; có đủ điều kiện hoạt động và phục vụ cho nhu cầu của người đọc. Cán bộ thư viện các đơn vị trường trung học phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng với yêu cầu phát triển của thư viện số, thư viện điện tử.

Được biết, trong giai đoạn 2021-2025, toàn tỉnh có 205/282 trường trung học đăng ký xây dựng thư viện đạt chuẩn, tiên tiến, xuất sắc gồm: 174 trường THCS (chiếm tỷ lệ 74,04%) và 31 trường THPT (chiếm 65,95%). Kinh phí đầu tư xây dựng các danh hiệu thư viện trường trung học được chi từ các nguồn ngân sách của Trung ương, tỉnh, huyện; nguồn kinh phí lồng ghép từ các chương trình, dự án; nguồn kinh phí xã hội hóa giáo dục và các nguồn kinh phí huy động hợp pháp khác.

Để thực hiện kế hoạch hiệu quả, Sở GD-ĐT cũng đã đề ra một số giải pháp chủ yếu như: tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, tham mưu, phối hợp; nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng thư viện ở trường trung học, ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin; chú trọng duy trì, giữ vững và nâng cao chất lượng thư viện đạt chuẩn, tiên tiến, xuất sắc; đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục và tiến hành kiểm tra, thực hiện báo cáo, sơ kết, tổng kết hàng năm.

 

MỘC TRÀ

Có thể bạn quan tâm

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy học môn học này khi chưa có giáo viên.

Sắp có khung năng lực số cho người học

Sắp có khung năng lực số cho người học

Theo Dự thảo Thông tư ban hành Khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân đang được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 6 miền năng lực, giúp người học có được năng lực số phù hợp với từng cấp học bậc học.

Bỏ quy định cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT, vì sao?

Bỏ quy định cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT, vì sao?

Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Dự thảo có nhiều điểm mới, trong đó có thay đổi đáng chú ý là không còn quy định về cộng điểm học nghề trong xét tốt nghiệp THPT. Xung quanh vấn đề này hiện có hai luồng ý kiến ủng hộ và không ủng hộ.