Facebook bắt đầu trả tiền cho báo chí để chia sẻ tin tức lên mạng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Trước sức ép của chính phủ Pháp, Facebook đã phải trả tiền bản quyền cho các bài báo được người dùng chia sẻ trên mạng xã hội.

 

Theo TheGuardian, Facebook đang đàm phán với các tờ báo của Pháp để được cấp quyền chia sẻ nội dung xuất bản của các tờ báo này. Số tiền mà Mark Zuckerberg sẵn sàng trả cho các tòa soạn báo là khoảng 3 triệu USD mỗi năm.

Động thái này của Facebook diễn ra ngay sau khi Quốc hội Pháp thông qua một dự luật về quyền tác giả. Theo đó, các đại gia trực tuyến như Google và Facebook sẽ phải trả tiền cho nhà cung cấp nội dung gốc, điển hình là các tờ báo điện tử khi người dùng tham khảo các nội dung được trích hoặc đăng tải lại trên các công cụ tìm kiếm hay mạng xã hội.


 

Dự luật về quyền tác giả mà Quốc hội Pháp đưa ra khiến Facebook phải thay đổi luật chơi và mang lại công bằng hơn cho các đơn vị sản xuất nội dung, tin tức.
Dự luật về quyền tác giả mà Quốc hội Pháp đưa ra khiến Facebook phải thay đổi luật chơi và mang lại công bằng hơn cho các đơn vị sản xuất nội dung, tin tức.


Trước thông tin trên, Facebook đã xác nhân việc họ đang làm việc với các tòa soạn báo nhằm tung ra một tab tin tức trên mạng xã hội của mình.

Theo báo cáo của Wall Street Journal, các hãng thông tấn và nguồn xuất bản tin tức như ABC News, The Washington Post, Bloomberg hay Dow Jones đều có tên trong kế hoạch của Facebook. Mạng xã hội này cũng đã tiếp cận để dành quyền xuất bản tin tức của Wall Street Journal.

Như vậy, có thể thấy dự luật về quyền tác giả mà Quốc hội Pháp đưa ra đang cho thấy những dấu hiệu tích cực trong việc chia sẻ lại nguồn ngân sách thu được từ quảng cáo.


 

Facebook cũng đang dự tính phát triển một công cụ riêng trên mạng xã hội để cập nhật thông tin từ các tờ báo.
Facebook cũng đang dự tính phát triển một công cụ riêng trên mạng xã hội để cập nhật thông tin từ các tờ báo.



Dự luật này ra đời trong bối cảnh các công ty Internet như Google hay Facebook đang dần cướp hết thị phần quảng cáo của các tờ báo điện tử. Các tờ báo đang điêu đứng hơn bởi nguồn thu suy giảm, trong khi người dùng Internet vẫn đọc thông tin trên và chia sẻ chúng trên mạng xã hội mỗi ngày.

Sau Pháp, các quốc gia khác cũng sẽ đưa ra động thái nhằm bảo vệ báo chí và ngành xuất bản trước sự lấn át của các công ty Internet. Bất chấp sự phản đối của nhiều doanh nghiệp công nghệ, Luật Bản quyền Châu Âu sẽ được tất cả các quốc gia thành viên thông qua vào tháng 4 năm sau.

Tuấn Nghĩa(Theo TheGuardian/VIE)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

(GLO)- Chiều 14-11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Gia Lai tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh.

Việc áp dụng, duy trì và cải tiến HTQLCL theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2015 góp phần cải thiện và nâng cao chỉ số cải cách hành chính, chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của CQHCNN trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Nhật Hào

Gia Lai áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015

(GLO)-Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 2555/KH-UBND về triển khai hoạt động xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 tại các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2025.