EU gặp khó với kế hoạch dừng mua khí đốt từ Nga

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO) – Kế hoạch chấm dứt phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ Nga đang gặp khó khăn khi nhiều nước trong Liên minh châu Âu (EU) vẫn phải tiếp tục mua khí đốt từ Moskva.

Theo dữ liệu mới nhất từ cơ quan theo dõi thị trường năng lượng ICIS, trong quý I/2025, lượng khí đốt tự nhiên Nga cung cấp cho EU tăng khoảng 23% so với cùng kỳ năm trước. Đa phần do nguồn cung qua đường ống xuyên Ukraine và nguồn khí hóa lỏng (LNG) được nhập từ các cảng Bỉ, Tây Ban Nha và Phần Lan.

Các nước như Hungary, Slovakia, Áo và Đức được ghi nhận vẫn đang mua khí được Nga cung cấp thông qua công ty quốc doanh Gazprom. Trong khi đó, các công ty năng lượng Nga như Novatek cũng tiếp tục xuất khẩu LNG sang châu Âu thông qua các hãng trung gian.

2022-08-02t165233z-1659459149-2010-1486-1746520206.jpg
Công nhân làm việc tại cơ sở lưu trữ khí đốt Haidach, Áo. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu (EC) ngày 6/5 công bố kế hoạch dần loại bỏ nhập khẩu khí đốt Nga từ nay đến cuối năm 2027. Chưa đồng thuận với việc này, Hungary đã lên tiếng phản đối, cho rằng động thái này sẽ đe dọa nghiêm trọng đến an ninh năng lượng của Budapest.

Nhiều khách hàng châu Âu còn bị ràng buộc bởi các hợp đồng "take-or-pay" với hãng khí đốt Nga Gazprom, buộc họ phải thanh toán phần lớn giá trị kể cả khi từ chối nhận hàng. Ủy ban châu Âu (EC) đang xem xét vấn đề pháp lý để doanh nghiệp EU chấm dứt hợp đồng khí đốt với Nga mà không bị phạt.

EU từng tuyên bố sẽ dứt điểm nhập khí Nga sau xung đột Ukraine bùng phát năm 2022, đặt mục tiêu cắt giảm 2/3 lượng khí đốt nhập từ Nga vào cuối năm 2022 và dứt điểm vào năm 2027. Tuy nhiên, thực tế thị trường cho thấy việc tìm kiếm nguồn thay thế gặp nhiều trở ngại về hạ tầng, giá cả và nhu cầu tăng cao sau mùa đông dài.

Theo số liệu của Viện Phân tích Kinh tế và Tài chính Năng lượng (IEEFA), trong năm 2024, Nga vẫn là nhà cung cấp khí đốt lớn thứ hai của EU sau Na Uy, chiếm 18% lượng khí nhập khẩu qua đường ống và 20% lượng LNG.

Có thể bạn quan tâm

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

(GLO)-Các quốc gia vùng Vịnh từ lâu nổi tiếng với chính sách trợ cấp cho người dân từ nguồn thu dầu khí và thu hút lao động nước ngoài, bằng cách không đánh thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, Oman sẽ là quốc gia Arab đầu tiên thay đổi sau khi chính sách thuế mới có hiệu lực từ năm 2028.

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

(GLO)- Ngày 25-6, nhóm luật sư đại diện cho cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã nộp văn bản lên Tòa án Quận Trung tâm Seoul phản đối lại lệnh bắt giữ do công tố viên đặc biệt đệ trình, đồng thời cáo buộc lệnh này đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc tố tụng và quyền được bào chữa của ông.

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

(GLO)- Xung đột Nga- Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi cả 2 sắp bước vào cuộc đàm phán thứ 3. Israel và Iran sau 12 ngày nã đạn vào nhau, bên cạnh quyết định tấn công của Mỹ vào Tehran cũng đã tạm ngừng. Liệu có mối liên hệ gì giữa cuộc chiến ở châu Âu và cuộc chiến ở Trung Đông?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

(GLO)- Sau khi Mỹ quyết định tấn công 3 cơ sở hạt nhân, Tehran đã phóng một loạt tên lửa và UAV vào Israel. Ten Aviv sau đó đáp trả bằng việc không kích vào thủ đô Tehran và một số khu vực. Căng thẳng chưa hết gia tăng trong khi vai trò của LHQ có phần mờ nhạt.

null