Duy trì tính định kỳ cho lễ hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo kế hoạch, trong tháng 11 tới, Gia Lai sẽ có 2 sự kiện văn hóa-du lịch rất đáng chờ đợi là Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya (dự kiến tổ chức từ ngày 11 đến 17-11) và Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tỉnh Gia Lai lần thứ 2-2022 (dự kiến tổ chức từ ngày 18 đến 20-11-2022) với sự tham gia của 5 tỉnh Tây Nguyên.
Đây là lần thứ 5 Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya được tổ chức với mục đích bảo tồn văn hóa và kích cầu phát triển du lịch, thu hút du khách. Nhưng lễ hội vẫn chưa thực sự mang tính định kỳ, bởi có năm tổ chức, năm không. Tương tự, Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên lần thứ nhất năm 2018 với chủ đề “Cồng chiêng và lễ hội dân gian Tây Nguyên” do tỉnh Gia Lai tổ chức rất thành công, nhận được sự yêu mến của đông đảo người dân và du khách. Sau 4 năm, sự kiện này mới tiếp tục được tổ chức lần thứ 2 với chủ đề “Hội tụ và lan tỏa”.
Theo ông Hà Trọng Hải-Giám đốc Công ty cổ phần Cao Nguyên Việt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh: “Nếu lễ hội được tổ chức định kỳ, chủ thể lẫn khách thể đều có sự chủ động, chất lượng sự kiện sẽ được nâng lên, nội dung sâu sắc, hấp dẫn hơn nhờ rút kinh nghiệm kịp thời. Ngoài ra, lễ hội sẽ đi vào tiềm thức của mọi người tương tự như World Cup hay Euro, trở thành ngày hội của giới mộ điệu trên khắp hành tinh. Khi đó, truyền thông cũng diễn ra ở mức độ cao hơn. Chính người dân sẽ thông tin cho nhau, doanh nghiệp lữ hành cứ “đến hẹn lại lên” tự động giới thiệu tour để bán cho khách du lịch. Tạo tính định kỳ cho lễ hội còn tăng khả năng huy động vốn, xã hội hóa tổ chức sự kiện. Các doanh nghiệp cần quảng bá hình ảnh, thương hiệu sẽ chủ động kinh phí, thậm chí không cần kêu gọi đã có doanh nghiệp đăng ký tham gia. Khi huy động được nhiều nguồn xã hội hóa thì lễ hội sẽ được nâng tầm, chất lượng. Thiếu tính định kỳ, người tổ chức cũng bị động, kéo theo nhiều yếu tố làm “yếu” đi sự kiện”.
Các lễ hội nếu được tổ chức định kỳ sẽ tạo thêm đặc trưng riêng cho du lịch mỗi địa phương. Ảnh: Hoàng Ngọc
Các lễ hội được tổ chức định kỳ sẽ tạo thêm đặc trưng riêng cho du lịch mỗi địa phương. Ảnh: Hoàng Ngọc
Các lễ hội văn hóa những năm gần đây luôn kéo theo yếu tố kích cầu du lịch. Nếu tạo định kỳ, chính quyền, người dân và cả doanh nghiệp du lịch đều trong tâm thế chủ động chuẩn bị tốt nhất cho sự kiện. Ông Hoàng Phương-Giám đốc Công ty TNHH Truyền thông du lịch Le Pleiku-khẳng định: “Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya nếu được tổ chức định kỳ hàng năm sẽ tạo thuận lợi rất lớn cho các đơn vị lữ hành. Chúng tôi sẽ đưa sự kiện này vào tour cố định để giới thiệu, quảng bá cho du khách, chủ động xây dựng các sản phẩm du lịch trên cùng một tuyến tham quan mà không cần phải ngóng chờ, phập phồng sự kiện có tổ chức hay không”.
Ở ngôi làng Ia Gri dưới chân núi lửa Chư Đang Ya, sau những mùa lễ hội đã có những gia đình Jrai bắt đầu làm du lịch. Tại Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya năm 2020, chị A Yăm-làng Ia Gri cùng 4 gia đình trong dòng họ mở chung quầy hàng ẩm thực truyền thống phục vụ du khách. Mỗi ngày, quầy bán 100-150 con gà nướng và rất nhiều cơm lam. Chị cho biết, nếu sự kiện được tổ chức hàng năm, gia đình chủ động nuôi gà, trồng lúa nếp, đến lễ hội thì phân công mỗi người mỗi việc mà không cần phải đi mua nguyên liệu hay bị động gì.
Nhiều địa phương thời gian qua đã tổ chức các lễ hội văn hóa gắn với phát triển du lịch, như huyện Kbang tổ chức Ngày hội Du lịch vào cuối tháng 7, huyện Phú Thiện tổ chức lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui vào kỳ nghỉ lễ 30-4, huyện Ia Grai có Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô gắn với Liên hoan văn hóa cồng chiêng, hay huyện Chư Prông tổ chức lễ hội hoa muồng vàng vào tháng 10. Các địa phương đã xác định được điểm mạnh để tổ chức lễ hội gắn với tài nguyên nổi bật, cảnh quan đặc trưng, tăng thêm sức hút cho du lịch. “Nếu các địa phương quyết tâm tổ chức sự kiện hàng năm, tạo tính định kỳ cho lễ hội sẽ tạo nên thương hiệu riêng, đặc trưng riêng cho du lịch địa phương đó. Từ tần suất sự kiện lễ hội được tổ chức, doanh nghiệp lữ hành có thêm sản phẩm, tour hấp dẫn để mời gọi du khách”-ông Hà Trọng Hải nhấn mạnh.
HOÀNG NGỌC
 

Có thể bạn quan tâm

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

(GLO)- Giữa cái nắng oi ả của tháng 4, chúng tôi từ TP. Pleiku vượt hơn 70 km về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), quê hương của Anh hùng Núp. Nơi đây có nhà lưu niệm mang dấu ấn lịch sử-văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Di sản Hán Nôm: Khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

Di sản Hán Nôm khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

(GLO)- Có những trầm tích văn hóa nằm im lìm trong những đạo sắc phong cũ kỹ, tờ khế ước ruộng đất phủ bụi thời gian hay văn tế cổ xưa xướng lên nơi đình làng. Tại Gia Lai, kho báu di sản Hán Nôm ấy đang dần được đánh thức, góp phần khai mở lịch sử văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Làng Mông trên cao nguyên

Làng người Mông trên cao nguyên

(GLO)- Tính đến thời điểm này, những hộ gia đình người Mông đã sinh sống được 42 năm trên cao nguyên Gia Lai. Vùng đất mà họ chọn là xã Ya Hội, huyện Đak Pơ. Theo thời gian, dấu ấn người Mông ngày càng in đậm trên mảnh đất này.

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

(GLO)- Nhờ sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các đoàn thể chính trị-xã hội, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Jrai ở huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đang có cơ hội để nâng tầm phát triển và khẳng định giá trị trong đời sống hiện đại.

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

(GLO)- Sau một thời gian dài gián đoạn, UBND xã Ia Peng (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) vừa phục dựng lễ cúng Yă Pum của người Jrai tại thôn Sô Ma Hang A. Đây là hoạt động tâm linh với ý nghĩa xua đuổi tà ma, cầu bình an, sức khỏe cho dân làng.